Chợ tình ở Tây Nguyên: Gặp nhau đây lòng anh muốn ngỏ…

Thứ Bảy, 04/02/2023, 19:09

Hàng năm cứ vào dịp Rằm tháng giêng, tại Xã Ea Tam, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk lại diễn ra Lễ hội văn hóa dân gian Việt Bắc mà người dân hay gọi là Chợ tình Tây Nguyên.

Lễ hội văn hóa dân gian Việt Bắc không chỉ góp phần giữ trọn nét văn hóa, bản sắc của người đồng bào phía Bắc, thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em mà còn góp phần lưu giữ và phát huy văn hóa của dân tộc mình trên mảnh đất Tây Nguyên.

Sáng sớm 14 tháng Giêng (tức 4/2), chúng tôi có mặt ở Chợ tình Tây Nguyên và chứng kiến những ngả đường dẫn về cổng lớn của trung tâm ngày hội thấp thoáng những nếp váy thổ cẩm xúng xính của những người phụ nữ Mông, Tày, Nùng...

Rộn ràng Chợ tình trên Tây Nguyên  -0
Hàng nghìn du khách đổ về Chợ tình trong sáng 4/2.

Tờ mờ sớm, các bàn thịt trâu, ngựa, đặc sản vùng miền đã được người dân địa phương sắp đặt bên dọc đường phục vụ người dân và du khách thưởng thức đặc sản vùng cao... Khi ánh nắng chếch đỉnh trời, chợ rộn rã hơn bởi dòng người mua bán, trao đổi hàng hóa đông đúc, tấp nập...

Ông Phùng A Chỉnh (82 tuổi, trú tại xã Ea Tam, huyện Krông Năng) cho biết, theo tín ngưỡng dân gian, cứ đến rằm tháng Giêng, trên cung trăng có Mẹ Trăng và mười hai nàng tiên là các cô con gái xinh xắn của Mẹ. “Mẹ cùng các nàng hằng năm chăm lo bảo vệ mùa màng cho dân bản. Ngày hội vào dịp tháng Giêng vì thế được tổ chức với ý nghĩa tượng trưng các nàng dưới trần gian hành trình lên trời đón Mẹ Trăng và các nàng tiên xuống thăm trần gian và giúp trần gian thái bình”, ông Chỉnh cho nói.

Rộn ràng Chợ tình trên Tây Nguyên  -0
Sắc màu văn hoá tại Chợ tình.
Rộn ràng Chợ tình trên Tây Nguyên  -0
Du khách thập phương cùng bà con đồng bào tham dự Chợ tình.

Cũng theo ông Chỉnh, dù các lễ hội của đồng bào M’Nông, Dao hay Nùng... đều có một nguồn gốc gắn với đời sống văn hóa, tinh thần riêng biệt nhưng tựu trung, khi mọi người sống trong mái nhà xã Ea Tam, người dân đều thống nhất cách giải thích về nguồn gốc lễ hội văn hóa dân gian Việt Bắc như trên với mong muốn đề cao sự giao thoa giữa các nền văn hóa trong cùng một địa phương và cho con cháu sau này không quên nguồn gốc, quá khứ.

Rộn ràng Chợ tình trên Tây Nguyên  -0
Du khách thưởng thức các món ăn đặc sản của đồng bào Tây Bắc tại Chợ tình.

Theo Ban tổ chức, trong sáng khai hội (14 tháng Giêng) sẽ diễn ra nhiều trò chơi và các tiết mục đặc sắc của đồng bào các dân tộc Tây Bắc như nấu cất rượu men lá, quay heo với lá mắc mật,  làm bánh chưng, bánh dày, bánh khảo...  Đến tối 14 tháng Giêng, du khách, dân địa phương sẽ được uống men rượu cần dưới ánh trăng sáng vằng vặc. Trên sân khấu rực rỡ ánh đèn, những điệu múa xòe của người Thái, nghe điệu hát then, cùng cây đàn tính của người Tày, Nùng, hay cả những chàng trai mặc áo chàm cùng ngân vang sẽ được trình diễn phục vụ du khách.

Rộn ràng Chợ tình trên Tây Nguyên  -0
Thiếu nữ H'Mông cùng du khách chụp ảnh lưu niệm.

Đến tối 15 tháng Giêng, là đêm chính của lễ hội, du khách tham gia sẽ được cùng hòa theo những tiết mục văn nghệ đặc sắc mang âm hưởng mùa xuân Việt Bắc trên đất Tây Nguyên lộng gió... cung với đó là tham dự những cuộc thi, trải nghiệm nét văn hóa độc đáo của người đồng bào các dân tộc phía Bắc cùng sinh sống từ lâu ở Tây Nguyên…

V.Thành-Q.Dũng
.
.
.