Cán bộ quản giáo tự vượt qua chính mình
Trong suy nghĩ của Đại úy Minh luôn nhận thức rằng quản giáo hay dạy dỗ trẻ em hư thì cũng mang tính hướng thiện. Hướng thiện ở đây có nghĩa Minh dùng tình cảm và sự hiểu biết pháp luật của mình truyền đến đối tượng phạm tội bởi những con người này không hiểu luật, hành động ngu ngốc nên rơi vào vòng lao lý chịu sự trừng phạt của pháp luật. 8 năm sống và làm việc ở Trại cải tạo Thanh Xuân, với chị có bao kỷ niệm vui, buồn xen lẫn, nhưng vượt lên chính mình là niềm tin đối với Đảng với nhân dân.
Hơn 8 năm gắn bó với nghiệp quản giáo, Đại úy Vũ Thị Hồng Minh, cán bộ Trại cải tạo phạm nhân Thanh Xuân, Hà Nội trải qua nhiều biến đổi. Từ một giáo viên dạy ở trường giáo dưỡng rồi trở thành quản giáo "trông tù" ở vùng xa xôi tiếp cận với những gương mặt bặm trợn, già cỗi lọc lõi trong trường đời hơn chị rất nhiều… nhưng người chiến sỹ Công an quản giáo ấy vẫn một mực thủy chung, đam mê với nghề mình lựa chọn bởi lẽ Minh là con nhà nòi cha mẹ cũng làm nghề quản giáo, Vũ Thị Hồng Minh sinh ra và lớn lên ở khu tập thể dành cho cán bộ chiến sỹ ở Trại giam Thanh Hóa.
Chị sinh năm 1977 ở Quảng Xương, Thanh Hóa. Khi trưởng thành, Minh nộp hồ sơ thi vào trường ĐHCSND nhưng số phận may rủi trượt Đại học đủ điểm vào học Trung học CSND, ra trường bén duyên với nghề quản giáo chị làm việc tại Trại giam Thanh Xuân đến nay đã được 8 năm.
Trong suy nghĩ của Đại úy Minh luôn nhận thức rằng quản giáo hay dạy dỗ trẻ em hư thì cũng mang tính hướng thiện. Hướng thiện ở đây có nghĩa Minh dùng tình cảm và sự hiểu biết pháp luật của mình truyền đến đối tượng phạm tội bởi những con người này không hiểu luật, hành động ngu ngốc nên rơi vào vòng lao lý chịu sự trừng phạt của pháp luật. 8 năm sống và làm việc ở Trại cải tạo Thanh Xuân, với chị có bao kỷ niệm vui, buồn xen lẫn, nhưng vượt lên chính mình là niềm tin đối với Đảng với nhân dân.
"Trong những đoàn phạm nhân ở nơi heo hút trong tiềm thức họ vẫn còn chút ánh sáng đọng lại theo bản năng con người". Chị nói với tôi như vậy rồi say sưa kể về nữ phạm nhân Nguyễn Thị Phượng do chị quản lý giáo dục. Phượng đã ngót 60 tuổi mang trong mình 6 tiền án 42 tiền sự, cuộc đời thị là chuỗi ngày dài dằng dặc ngồi bóc lịch trong trại giam không có đường về. Vào tù ra tội liên tiếp nên Phượng bất cần chẳng thiết sống cũng như chẳng thèm để ý đến ai. Thái độ thị ương ngạnh, ngang ngược coi thường quản giáo trẻ thiếu kinh nghiệm sống hơn thị.
Nữ phạm nhân đang cải tạo trong trại giam. |
Có lần thị chống nạnh nói cao giọng với quản giáo Minh: "Tôi có gì để mất, muốn làm gì thì làm đừng nói nhiều". Thấy vậy Đại úy Minh bình tĩnh nhắc nhở: "Tôi là người đại diện cho luật pháp phê bình chị hy vọng lần sau chị đừng như thế nữa". Sau lần đó Vũ Thị Hồng Minh tìm cách gần gũi phạm nhân già mới rõ nguyên nhân dẫn đến sự phản ứng vô lối với chị bởi vì Phượng có duy nhất một cậu con trai ngoài giá thú, kết quả mối tình vụng trộm với người bạn tù đã ra trại nhiều năm trước, lúc đó Phượng cũng ra tù nhưng do bản tính không sửa đổi thị tiếp tục trộm cắp, gây rối trật tự công cộng nên trở lại trại giam.
Hôm đó con trai Phượng viết thư thăm hỏi qua loa rồi đòi từ người mẹ tội lỗi. Phượng đã khóc cạn nước mắt vì thất vọng nhưng thị không trách nó mà thương thân già của mình không còn nơi nương tựa… Ức chế tâm lý nên tính khí thất thường cáu gắt với quản giáo Minh. Khi chị Minh đến phân trại K3 Trại cải tạo phạm nhân Thanh Xuân, sau giờ lao động gặp Phượng khuyên giải giúp chị ta rũ bỏ những ưu phiền thì Phượng ôm Minh khóc nức nở: "Xin lỗi cán bộ, mong cán bộ tha thứ, đời em khổ quá rồi nhưng đành chịu vì tuổi già không còn cơ hội làm lại cuộc đời".
Nói rồi Phượng đưa Minh xem lá thư tuyệt tình của cậu con trai mang nặng đẻ đau, nó là chỗ dựa, niềm an ủi duy nhất đã tan biến. Đọc thư, Minh cảm nhận như mình có lỗi một phần với phạm nhân này. Lẽ ra quản giáo phải biết sớm điều này, quan tâm đặc biệt đến phạm nhân già có hoàn cảnh éo le thì đâu đến nỗi. Ý nghĩ của Minh biến thành hiện thực thể hiện qua công việc hằng ngày. Chị đã hiểu một điều mà người quản giáo trẻ chưa kinh qua trường đời, họ cũng là con người nên đối xử lúc nhu lúc cương, người chiến thắng là người chinh phục phạm nhân hướng thiện. Đó là cảm nhận ban đầu đối với Đại úy Minh đến nhận nhiệm vụ tại Trại cải tạo Thanh Xuân.
Là con nhà nòi có truyền thống, vì hai cụ thân sinh ra chị cũng là cán bộ quản giáo ở Trại 5 (Thanh Hóa), Vũ Thị Hồng Minh lấy chồng là bộ đội, sinh được một cháu gái 8 tuổi. Nghiệp quản giáo ngấm vào lòng chị thành niềm đam mê không bao giờ dứt. Chị vui vì sau những buổi đưa phạm ra đồng gặt lúa dưới trời nắng cháy da mềm thịt hay giữa chiều đông lạnh giá tối về lo cho chồng con, thi thoảng nghĩ đến những phạm nhân yêu quí mình, trút bầu tâm sự cuộc đời Minh thấy vui vì mình là chỗ dựa cho họ là điềm nhấn giúp họ hoàn lương.
Cũng là phụ nữ với nhau, hơn thế Minh hiểu thế nào là nữ phạm nhân. Đối tượng này phạm tội manh động hơn nam phạm nhân và cũng chây ỳ đáng sợ… Những lúc đó nếu cương trực quá không giải quyết được việc gì mà phải khéo léo tìm điểm yếu phụ nữ để thuyết phục, nữ phạm nhân mềm lòng ngoan ngoãn như đứa trẻ "bụng đàn bà dạ con nít" sự thành công của chị là ở chỗ biết thuyết phục lòng người.
Là nữ quản giáo trẻ xuất sắc như lời của Thượng tá Vương Thị Cầm, Phó Giám thị Trại cải tạo Thanh Xuân, người có bề dày hơn 30 năm làm quản giáo nhận xét: "Cán bộ Minh là người thẳng thắn chịu khó và yêu nghề quản giáo".
Khi chị dẫn tôi đến phân trại K3 giữa trời mưa tầm tã vì ảnh hưởng cơn bão vừa qua tôi mới hiểu phần nào sự hy sinh của mỗi cán bộ chiến sỹ của Trại cải tạo phạm nhân Thanh Xuân. Sống xa trung tâm, ở trong khu tập thể cán bộ chiến sỹ, con cái cả ngày không ai chăm sóc thiệt thòi đủ đường thậm chí môi trường xung quanh những con người tha hóa biến chất. Các anh, các chị tiếp xúc đủ thành phần phạm nhân không lấy gì là hứng thú nhưng vượt lên chính mình Đại úy Vũ Thị Hồng Minh biến sự bải hoải, chán chường thành niềm vui không dễ gì người ngoài cuộc biết được. Đó là chỗ dựa tinh thần Minh giúp phạm thoát khỏi sự tù túng.
Phạm nhân Nguyễn Thị Bội tính cách không bình thường gặp Minh lấy trong túi áo ra 3 chiếc kẹo nói: "Quà gia đình cho em phần cán bộ ăn cho vui". Chị biết từ tâm người phạm nhân này đã yêu quí Minh, nhưng chị vẫn giữ khoảng cách với họ. Có những nỗi niềm phạm nhân không chia sẻ cùng ai thì quản giáo Minh có mặt giúp họ giải tỏa những nỗi niềm. Có những phạm nhân người dân tộc nói thao thao bất tuyệt như người điên, câu chuyện rời rạc không kết nối nhau nhưng sau lần gặp Minh họ bình an hơn không bất an như hồi đầu nhập trại.
Minh biết người dân tộc thiểu số thật thà chất phác, do cuộc sống nghèo khổ, lam lũ nên bị kẻ xấu lợi dụng thuê vận chuyển ma túy. Kẻ đầu sỏ biến mất, người chịu tội là họ nên có người ngẩn ngơ cả ngày mặt buồn rười rượi không tập trung khi lao động... Những biểu hiện đó quản giáo Minh đều biết cả và chị đã có cách xử lý giúp họ cân bằng tâm lý trở lại. Tại đây 90% người dân tộc phạm tội vận chuyển trái phép chất ma túy, phạm nhân thường hoang mang tư tưởng không biết bao giờ mới được tự do trở về thôn bản trên núi cao. Đối tượng này gặp Minh chị hóa mình thành gia đình thứ hai để phạm nhân nương tựa.
Một kỷ niệm không thể quên trong đời làm quản giáo, nữ Đại úy Minh còn nhớ, ngày mới về Trại cải tạo Thanh Xuân nhận nhiệm vụ, trước đó chị làm giáo viên ở trường giáo dưỡng gặp chị trong đội phạm nhân Ông Thanh Vân nhà ở phố Lò Lợn phạm tội vào trại chào hỏi: "Cán bộ còn nhớ em không, em là học sinh học 2 năm ở trường giáo dưỡng do chị dạy mà". Qua Minh nói tôi biết phạm nhân này còn rất trẻ, hoàn cảnh gia đình éo le, tan nát đẩy em vào phạm pháp nghiện ma túy rồi buôn ma túy kiếm sống, tội lỗi chất chồng kết cục phải vào đây cải tạo. Những con người như thế chỉ có quản giáo Minh biết rõ và tạo cho họ một ân huệ khi cải tạo làm lại cuộc đời mới.
Sự thành công nào cũng bắt nguồn từ gian khổ và rèn luyện, chịu đựng thích nghi với môi trường. Đại úy Vũ Thị Hồng Minh đã là ân nhân của nhiều phạm nhân nữ bởi trong con người chị vẫn lấp lánh tính nhân văn. Chị xóa dần mặc cảm tội lỗi với họ gần gũi phạm nhân, tìm hiểu phạm nhân để có cách giáo dục cải tạo hiệu quả. Vì lẽ đó tuy tuổi đời nữ quản giáo trẻ (SN 1977) hơn nhiều phạm nhân đã nêu trên nhưng họ tôn trọng chị, quí mến chị thật lòng. Sự am hiểu luật pháp cũng như hiểu tâm lý con người giúp chị thành nữ quản giáo tốt được Ban Giám thị trại tin yêu. Đội Minh quản lý luôn là điểm sáng để nơi khác noi theo