Vùng “rốn lũ” tập trung khắc phục hậu quả lũ lụt
Sau khi lũ rút hết, Trung tâm y tế huyện Đại Lộc đã khảo sát kiểm tra, cấp hóa chất, thuốc men cho người dân để xử lý nguồn nước giếng uống; khuyến cáo người dân phải lọc kỹ nước giếng và đun sôi trước khi dùng, nhất là các trường học trên địa bàn, để đề phòng dịch bệnh tiêu chảy. “Ngoài nguồn nước sạch ra, ở địa phương còn lo ngại nhất về muỗi vằn xuất hiện trong môi trường ẩm ướt dẫn tới nguy cơ xuất hiện dịch sốt xuất huyết, đỏ mắt. Đặc biệt hơn là ở địa phương đã xuất hiện dịch bệnh trên gia súc, gia cầm như, bệnh chướng khí, tụ huyết trùng. Thú y địa phương hiện đã khoang vùng chống dịch bệnh”, ông Xuyên nói.
Người dân Đại Lộc đang dọn dẹp vệ sinh nhà cửa sau lũ lụt. |
Ông Phan Đức Tính, Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc, cho biết: Công tác vệ sinh xử lý môi trường sau lụt được huyện quan tâm hàng đầu. Sau lũ lụt, môi trường bị ô nhiễm do rác thải và xác nhiều động vật, sinh vật chết làm ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nước sinh hoạt của người dân. Địa phương cũng đề nghị các đơn vị ngành Y tế rà soát, kiểm tra để có biện pháp ngăn chặn kịp thời các loại bệnh dịch nguy hiểm không để lây lan. Ngoài ra, tuyên truyền cho người dân thực hiện tốt công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, ăn chín uống sôi, hạn chế các thức ăn tươi sống, chế biến và bảo quản thức ăn đảm bảo vệ sinh”...