Việt kiều trẻ ở Mỹ tìm giá trị Việt để hướng về Tổ quốc
1. Một thống kê gần đây cho thấy, trong số trên 1,6 triệu người Mỹ gốc Việt, số người sinh sau 1975 chiếm hơn một nửa, trong đó dưới 5 tuổi chiếm 8,1%; 5-17 tuổi chiếm 19,2%; 18-24 tuổi chiếm 8,7%... Trong đó, nhiều người Mỹ gốc Việt tuổi đời dưới 37 (sinh sau 1975) đang chứng tỏ họ là những người có tri thức, thành danh tại các môi trường học tập, làm việc. Đáng chú ý, những người mang dòng máu Việt sinh ra, trưởng thành trong xu hướng mới, họ cũng chứng tỏ “tâm thành”, vượt lên các định kiến có thể còn tồn tại trong gia đình.
James H.Nguyễn, 29 tuổi, bác sĩ chuyên khoa tim tại bệnh viện University Medical Center (UMC), được khắc tên vào bảng Vàng danh dự Đại Học Santa Ana năm 2011. Gia đình anh sang định cư tại Mỹ giữa những năm 1970 thế kỷ trước. Bằng trí thức và cái tâm của một bác sĩ, anh vượt qua 420 thuyết trình viên đến từ những bệnh viện hàng đầu của Mỹ như Mayo Clinic và Walter Reed Army Medical Center, giành quán quân bằng nghiên cứu so sánh phương pháp chụp quang tuyến đa chiều với phương pháp thử nghiệm gắng sức trên bệnh nhân đau ngực với mức nguy hiểm thấp. Đặc biệt, khi được hỏi về lời khuyên dành cho các bạn trẻ trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt, bác sĩ Nguyễn bày tỏ “nếu bạn mơ được thành công thì hãy đặt ra mục đích để thực hiện và đừng quên nguồn cội của mình”. James H. Nguyễn cho biết sẽ có các hoạt động thiết thực giúp đỡ bệnh nhân nghèo ở Việt
Giữa tháng 3 vừa qua, chàng trai Mỹ gốc Việt, Thach Tak Nguyen đã chính thức trở thành một trong 5 nhà lãnh đạo trẻ được vinh danh “Champions of Change” và có vinh dự gặp Tổng thống Obama tại Nhà Trắng. Thach Tak Nguyen thành công với dự án hỗ trợ người vô gia cư có tên “Swipes for the homeless” với vai trò đồng sáng lập, kiêm vị trí giám đốc tài chính. Bên cạnh dự án đang thực hiện, anh còn tham gia quản lý dự án ở một số tập đoàn thuộc top 50 doanh nghiệp hàng đầu nước Mỹ. Theo các chuyên gia, thành công của dự án là không chỉ giúp đỡ bữa ăn cho người vô gia cư, tác động trực tiếp lên cộng đồng mà còn là cách giáo dục về nhận thức cho sinh viên và giúp họ ý thức hơn về xã hội quanh mình.
Nguyễn Thị Mỹ Ý, nữ sinh gốc Việt, sinh năm 1996, quê Đà Nẵng, cũng được vinh danh khi Tổng thống Mỹ Barack Obama ký tặng bằng khen vì “Đạt được thành tích xuất sắc hầu hết các bộ môn của giai đoạn chuyển cấp từ lớp 8 lên lớp 9, năm học 2009 - 2010”. Còn Elan Q.Nguyễn của Trường Stephens Episcopal (Bradenton, bang Florida) là một trong hai đại diện của bang Florida đoạt học bổng do Tổng thống Barack Obama trực tiếp chỉ định trên các tiêu chí rất khắt khe.
Hay như nữ thủ khoa trường y nặng lòng với bệnh nhân nghèo, Amy Lê. Sau khi tốt nghiệp thủ khoa, Amy Lê đỗ 6 trường đại học danh tiếng của Mỹ, nhưng chọn ghi danh vào học ngành Y khoa và công nghệ Sinh học (Bio Medical) tại Ðại Học UCI. Tuy sinh ra và lớn lên tại Mỹ, nhưng vốn tiếng Việt của Amy Lê rất khá và biết nhiều về lịch sử quê nhà. Amy Lê đặt quyết tâm sẽ theo nghề Y-Dược để bào chế ra những thứ thuốc rẻ hơn, giúp cho nhiều người dân ở Việt
“Vẻ đẹp dịu dàng đầy nữ tính của cô gái Mỹ gốc Việt ấy lôi cuốn bất cứ ai dù chỉ lần đầu gặp gỡ. Vẻ đẹp càng trở nên thánh thiện khi biết rằng cô luôn hướng về quê hương đất nước, đặc biệt là những bệnh nhân nghèo, mong muốn giúp đỡ họ” – đó là nhận xét về Jane Thùy Phạm trên một bài báo.
Tuổi Đinh Tị 1977, sinh ra ở quê lụa Hà Tây nhưng lại lớn lên ở Sài Gòn, cô sang Mỹ định cư theo ba mẹ từ năm 10 tuổi. Trong quá trình nghiên cứu để chuẩn bị cho việc bảo vệ luận án Tiến sỹ, Jane đã từng cộng tác và làm việc cho Trung tâm Nghiên cứu UT miền Bắc bang California, Mỹ. Chị chia sẻ: Sau khi tiếp xúc với những người bệnh, “mình rất cảm động và thấy cuộc sống đáng quý hơn rất nhiều, mình cũng cảm thấy gần gũi và phải có trách nhiệm hơn với cộng đồng xã hội”.
James H.Nguyễn được mệnh danh "Thần đồng y khoa gốc Việt" (ảnh trái). Thach Tak Nguyen - nhà đồng sáng lập "Swipes for homeless" (ảnh phải). |
2. Kể từ 30/4/1975, số người Việt sang định cư tại Mỹ, nhập quốc tịch Mỹ và những người Mỹ gốc Việt qua nhiều bước phát triển (hiện có hơn 1,6 triệu người) và là một cộng đồng người Việt lớn mạnh nhất ở hải ngoại. Kiều bào tại các nước nói chung, tại Mỹ nói riêng đã có nhiều hoạt động hướng về quê hương, đất nước, nhất là sau khi Bộ Chính trị ra Nghị quyết 36, ngày 26/3/2004, khẳng định người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước.
Đáng tiếc, cho đến nay vẫn còn một số người dù đã ở tuổi ông bà vẫn chưa vượt qua được định kiến, thậm chí số này còn có các hành động chống phá quê nhà, cố tình khơi khoét thù hận, cản trở quan hệ tốt đẹp giữa hai đất nước, tham gia tổ chức phản động lưu vong dưới các chiêu bài dân chủ, nhân quyền. Trong dịp 30-4 này, một số hành động, phát ngôn của số này tiếp tục tái diễn với các giọng điệu đả phá lỗi thời.
Tuy nhiên, như các viện dẫn nêu trên, dù cương vị ông bà trong gia đình, song với định kiến lỗi thời, tất yếu không thể lấy cớ để “răn dạy” con cháu. Những gì mà thế hệ trẻ, trong đó có những người sinh sau 1975 đã làm và hành động cho thấy họ đã bám nhịp cuộc sống, nghĩ và làm những gì đúng với giá trị chứ không chấp nhận tư duy sáo mòn, lạc điệu.
Tháng 11/2000, ông Bill Clinton là Tổng thống Mỹ đầu tiên tới thăm Việt Năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đến Hà Nội tham dự các phiên họp diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 43. Theo Ngoại trưởng, ở nhiều nơi trên thế giới, việc kết thúc một xung đột không dẫn tới hợp tác vì nền hòa bình bền vững khi căng thẳng và thù hận vẫn tiếp diễn từ thế hệ này qua thế hệ khác, để lại sự hoài nghi cho thế hệ trẻ. Nhưng trong quan hệ Mỹ - Việt, thực sự đây là niềm tự hào. Hai bên đã chọn một con đường, một cách thức khác. Bây giờ, hai nước quyết tâm xây dựng nền hòa bình bền vững và hợp tác, ngay cả trong những lĩnh vực còn những khác biệt thì hai bên vẫn nỗ lực đối thoại, "không thể đòi hỏi thay đổi quá khứ nhưng chúng ta có thể hướng tới tương lai"… |
Người Mỹ gốc Việt là những người định cư tại Hoa Kỳ, có nguồn gốc dân tộc Việt. Với tổng dân số hiện ước tính hơn 1,6 triệu người, họ chiếm khoảng trên 40% dân số người Việt hải ngoại trên toàn thế giới. Họ cũng là cộng đồng dân tộc gốc Á lớn thứ tư tại Hoa Kỳ, sau người Mỹ gốc Hoa, người Mỹ gốc Ấn, và người Mỹ gốc Philippines. Người Việt chủ yếu di cư đến Hoa Kỳ kể từ sau 30/4/1975. |