Thời điểm đổi GPLX làm bằng nhựa tổng hợp: Xem xét kỹ để chống lãng phí
Ưu điểm của loại GPLX mới này là kích thước nhỏ gọn, giảm thiểu khả năng bị tẩy xóa, làm giả. Tuy nhiên, trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay, nhiều người cho rằng nên xem xét lại thời điểm thực hiện đề xuất này. Mặt khác, dù thời điểm dự kiến thực hiện đã đến gần xong chủ trương này có rất ít người biết tới.
Theo tính toán, chi phí để đổi GPLX mới sẽ cao hơn mức 30 nghìn đồng/lần đổi hiện hành. Như vậy với 20 triệu GPLX (cả ôtô và xe máy), tốn ít nhất 600 tỷ đồng. Hiệp hội Taxi Hà Nội hiện có hơn 10.000 lái xe (đa số có GPLX B2), phải đổi GPLX 3 năm một lần theo quy định cũng đã rất tốn kém. Tuy nhiên, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch Hiệp hội Ôtô vận tải Việt
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Quyền - Phó Cục trưởng Cục Đường bộ Việt
Dự kiến trong quý 3 năm nay sẽ thực hiện xong phần đầu tư thiết bị và chuyển giao công nghệ. Kinh phí đầu tư thiết bị cho phần đổi mới GPLX là 1.080.000 USD do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Theo ông Quyền, chi phí cho 1 GPLX phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vật liệu làm phôi, đầu tư thiết bị, sử dụng công nghệ bảo mật…
Theo luật hiện hành số tiền thu được từ việc thay đổi GPLX sẽ được giữ lại 65% để mua phôi bằng, quản lý và in ấn; 35% còn lại nộp vào ngân sách. Việc đổi GPLX theo mẫu mới sẽ không làm cấp tập mà căn cứ vào thời hạn của GPLX...
Ông Quyền cũng cho biết các Sở GTVT sẽ được cung ứng thiết bị, chuyển giao công nghệ, được tổ chức tập huấn nghiệp vụ kỹ càng khi đổi GPLX. Tuy nhiên, chẳng riêng gì một số công ty tại Hà Nội hoạt động trong lĩnh vực vận tải chưa biết đến chủ trương này mà nhiều Sở GTVT ở các tỉnh cũng "mơ hồ" thông tin về những chiếc máy đắt tiền này.
Được biết, năm 2008, Bộ GTVT đã phê duyệt mẫu GPLX cơ giới đường bộ mới với kích thước nhỏ hơn GPLX hiện hành và tương đồng với mẫu quốc tế. Loại GPLX mới này sẽ giảm thiểu khả năng bị tẩy xóa, làm giả