Sở Xây dựng Hà Nội phải trả lời câu hỏi 'chặt cây' trước ngày 25/3
>> Hà Nội quyết định dừng chặt hạ, thay thế 6.700 cây xanh
Những câu hỏi chưa được lãnh đạo TP Hà Nội giải đáp:
- Hà Nội đã chặt bao nhiêu cây? Kinh phí hết bao nhiêu? Ai phải là người chịu trách nhiệm chính?
- Việc dừng mà Chủ tịch TP quyết định sáng nay là như thế nào, thời hạn bao lâu, có tiếp tục chặt hạ thay thế cây xanh không?
- Có ý kiến cho rằng Hà Nội hầu hết người dân đồng thuận, vậy việc đồng thuận này thu được từ khảo sát nào? Chỉ xin ý kiến người dân ở những vùng chặt cây có phù hợp không?
- Hà Nội đã tiến hành như thế nào, trong bao lâu để xác định được số lượng cây sâu mọt cần thay thế?
- Việc chặt cây ở đường Nguyễn Chí Thanh: phải chăng cứ xã hội hóa, doanh nghiệp bỏ tiền ra là thích chặt ở đường nào thì chặt không? Tại sao lại lấy con đường đẹp nhất Hà Nội để thực hiện?
Tất cả câu hỏi của phóng viên tại cuộc họp báo ngày 20/3 sẽ được Sở Xây dựng Hà Nội trả lời bằng văn bản. |
- Cây xanh sau khi chặt hạ được đưa về đâu, tập kết ở đâu? Cây chặt bán chưa, đã bán thì bao nhiêu tiền? Số tiền bán được dùng vào việc gì?
- Cây mới mua ở đâu, giá bao nhiêu tiền mỗi cây?
- Cây vàng tâm được chọn là cây thay thế, liệu thay thế cây này có hợp lý hay không?
- Cơ quan chức năng đánh giá như thế nào về tác động đến môi trường của việc chặt hạ, thay thế cây xanh?
- Cá nhân Phó Chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng có nhận khuyết điểm về việc này không?
- Mật độ cây xanh ở Hà Nội là bao nhiêu m2/ đầu người?
- Thưa ông Nguyễn Quốc Hùng, ông cảm thấy thế nào khi đi qua tuyến phố sau khi đã bị chặt cây?
- Nguồn kinh phí để chặt hạ xã hội hóa bao nhiêu%, nhà nước bao nhiêu%?
- Đề án chặt 6.700 cây, quy trình ra sao, căn cứ của đề án này là gì?
- Cây Tần Bì, một loại cây gây hại, có phải Hà Nội định thay thế cây này không? Những loại cây khác có hại, làm thế nào để kiểm soát?
- Mùa mưa bão cây xà cừ hay đổ, nhiều nhà khoa học đề nghị nên thay thế. Tuy nhiên các loại cây đường kính 40cm thì có cần phải chặt hạ thay thế như vậy không?