Làng nghề Hà Nội và những nét văn hóa ngàn năm
Khu vực phố nghề tái hiện lại không gian văn hoá, sinh hoạt của đất Kẻ chợ với sự góp mặt của 5 phố nghề tiêu biểu: Hàng Nón chuyên bán nón, Hàng Quạt chuyên bán Quạt, Hàng Đồng chuyên về đồ đồng, Hãng Mã với đồ chơi dân gian và Lãn Ông chuyên bốc thuốc, bắt mạch.
Doanh nghiệp tư nhân Tạ Thu Hương trưng bày tại dãy phố Hàng Nón gần 5000 chiếc nón lá, đủ các kiểu dáng thu hút sự quan tâm, tán thưởng của khách tham quan. Chị Thu Hương, chủ doanh nghiệp cho biết: “Lần tham dự lễ hội này, tôi giới thiệu với khách 10 loại sản phẩm chào mừng Đại lễ với dòng chữ thêu tay hoặc cắt bằng máy vi tính Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Ngoài ra, tôi còn thiết kế một kiệu làng nghề gồm hàng chục chiếc nón xếp lại thành hình ngôi sao 5 cánh, ở giữa là búp sen tạo ra sự khác biệt trong lễ hội này”.
Làm rối cổ - một nghề truyền thống gắn liền với 1000 năm văn hiến của Thăng Long - Hà Nội. |
Còn tại phố Hàng Mã, Câu lạc bộ Tò He thuộc thôn Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên cũng góp mặt bằng một gian hàng bắt mắt. Đặc biệt, một sản phẩm Rồng thời Lý lớn nhất từ trước tới nay được trưng bày tại đây là tấm lòng của người Xuân La gửi tới Đại lễ 1000 năm Thăng Long. Rồng thời Lý được làm từ 300 kg bột với sự góp sức của 100 nhân công thực hiện trong vòng nửa tháng. Sản phẩm này được xác lập là kỷ lục Việt
Gian hàng của nghệ nhân Lê Khang tại phố Hàng Đồng cũng trưng bày rất nhiều sản phẩm thúc đồng trong đó nổi lên là những sản phẩm chào mừng Đại lễ như tượng vua Lý Thái Tổ, tượng Khuê Văn Các, rồng thời Lý, tượng Tháp Rùa, Rùa thiêng ngậm gươm, tượng Bác Hồ và đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Khu vực làng nghề được thiết kế với kiến trúc, nét đặc trưng của các làng nghề Việt Nam; trưng bày sản phẩm thủ công truyền thống của làng nghề: làng gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, mây tre đan Phú Vinh, mỹ nghệ Sơn Đồng, làng nghề dát vàng quỳ Kiêu Kỵ. Gian hàng của làng nghề Vạn Phúc nổi bật với những tấm lụa sắc màu trang nhã, mềm mại như giới thiệu với du khách về một làng nghề có truyền thống trên 1000 năm.
Dịp này, nghệ nhân Nguyễn Hữu Chỉnh (làng lụa Vạn Phúc) trưng bày, giới thiệu với du khách những mẫu lụa tơ tằm do chính ông sáng tạo để chào mừng Đại lễ. Đó là 3 sản phẩm mới: khăn lụa Hoa Ban, Long Vân và lụa hoa Loa Kèn. Đặc biệt, khăn lụa Hoa Ban từng đoạt giải nhất cuộc thi thiết kế mẫu quà tặng chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội do thành phố tổ chức.
Hay làng nghề Sơn Đồng (huyện Hoài Đức) quy tụ nhiều tượng tạc sơn son thiếp vàng, các ngai thờ đủ kiểu dáng như tô điểm thêm sắc màu cho lễ hội. Các nghệ nhân, thợ giỏi làng nghề cho biết: họ đưa về lễ hội nhiều sản phẩm chào mừng Đại lễ là tấm lòng của người Sơn Đồng gửi tới Thăng Long - Hà Nội 1000 năm.
Theo đó, Lễ hội cũng sắp đặt nhiều tác phẩm nghệ thuật mang đậm hồn cốt của Thăng Long – Hà Nội 1000 năm văn hiến như Đôi rồng thời Lý ốp gốm sứ Bát Tràng chào mừng Đại lễ, bộ tác phẩm Hồn thiêng sông núi khắc trên gỗ quý, bộ áo dài Nghìn năm hội tụ, sắp đặt Phố gốm, quạt Chàng Sơn…
Nhìn chung, Lễ hội Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội đã truyền tải được một Hà Nội với bề dày văn hóa, lịch sử suốt 1000 năm; một không gian đậm chất hoài cổ trong đó người ta nhận thấy dấu ấn này qua nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ được sáng tạo, trưng bày tại đây