Hội thảo "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"
Sáng 2/11, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo thực hiện cuộc vận động "Người Việt
Thực hiện cuộc vận động, các DN cũng đã cam kết đảm bảo và minh bạch chất lượng, liên kết, nỗ lực kiên trì vì người tiêu dùng Việt. Cam kết có 6 điều gồm bảo đảm về chất lượng ổn định của sản phẩm, minh bạch chất lượng, chịu sự giám sát công khai của người tiêu dùng, dịch vụ bảo đảm các lợi ích của người tiêu dùng, tạo ra nhiều sản phẩm mới, nhiều dịch vụ mới, nhiều tiện ích với giá cả phù hợp, có tính cạnh tranh cao.
Cùng với đó, kiên trì kiến nghị Nhà nước đi đầu thực hiện cuộc vận động trong mua sắm công, và lãnh đạo các đơn vị, cơ quan nêu gương dùng hàng Việt. Phía các DN, phải có nhiều sáng kiến liên kết giữa các DN Việt, ưu tiên dùng hàng Việt
Theo khảo sát, tại chợ Đồng Xuân (Hà Nội), mặt hàng thực phẩm và nông sản thực phẩm, hàng nội chiếm hơn 80%, như vậy, còn khoảng 20% hàng nông sản vẫn là hàng ngoại nhập. Trong khi đó, tỷ lệ này của đồ gia dụng và hàng lưu niệm, mỹ nghệ chỉ có 20% và hàng tiêu dùng là 40%. Ở mức độ khá hơn một chút, hàng may mặc loại vải sợi nội khoảng 40%, quần áo là 60%. Giám đốc Công ty Gốm sứ Minh Long, ông Lý Ngọc Minh chia sẻ kinh nghiệm thế giới: Người dân Nhật đã ưu tiên dùng hàng Nhật, nhưng để có sự ưu tiên này, DN Nhật Bản luôn làm hàng bán trong nước có chất lượng cao hơn xuất khẩu.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Ngô Văn Dụ, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương xác định việc người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam là thể hiện tinh thần yêu nước. Cùng với cuộc vận động, cần phải coi trọng quyền lợi của người tiêu dùng, tức là DN phải nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hạ giá thành. Cùng với đó, cơ quan quản lý Nhà nước phải làm tốt vai trò của mình.
Cùng với hội thảo "DN hành động và kiến nghị với Nhà nước", các đơn vị quyết định tổ chức chương trình "Tiếp sức hàng Việt" kéo dài đến tháng 3/2010, vận động người tiêu dùng, nhất là giới trẻ ưu tiên dùng hàng Việt