Hà Nội: Nguy cơ dịch cúm H1N1 lây lan
Thạc sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc Bệnh viện cho biết: Đại đa số các trường hợp đã được xét nghiệm đều có dương tính H1N1. Trước Tết, ở bệnh viện đã có hơn 60 trường hợp bị cúm A(H1N1) vào điều trị và nay, con số này đã trên 100 người, rải rác ở nhiều địa phương, trong đó, một bệnh nhân đã tử vong.
Tuy nhiên, số lượng đến khám lại không mang tính đại diện cho tình hình dịch cúm A(H1N1) trên cả nước hiện nay, bởi nhiều người bị bệnh không đi khám, còn nhiều người đi khám, thì y tế ở cơ sở lại không làm được xét nghiệm. Trong số các trường hợp cúm A(H1N1) đang điều trị tại bệnh viện, đã có gần chục ca bị viêm phổi, trong đó, một ca bị viêm phổi, suy gan, suy thận nặng phải lọc máu.
Thạc sĩ Nguyễn Hồng Hà nhấn mạnh: Không chỉ những người có bệnh mãn tính, mà cả những người khỏe mạnh cũng bị cúm A(H1N1). Điều đó chứng tỏ dịch cúm A(H1N1) đang lưu hành ở Hà Nội và nhiều tỉnh khác. Nguy cơ từ dịch cúm A(H1N1) là không nhỏ, khi chưa sốt, bệnh đã lây lan khá mạnh.
Bệnh nhân cúm A(H1N1) biến chứng nặng ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. |
Sẵn sàng đối phó trước khả năng dịch bệnh lây lan nhanh, ngày 14/2, lãnh đạo Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã ký công văn về việc "sẵn sàng tiếp nhận điều trị bệnh nhân cúm A(H1N1)", yêu cầu các khoa, phòng thuộc bệnh viện chuẩn bị chu đáo mọi mặt. Việc xây dựng và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch cúm A(H1N1) đã được triển khai khẩn trương khắp bệnh viện: Khoa Khám bệnh tổ chức hướng dẫn, đón tiếp người bệnh đến khám, làm các xét nghiệm phát hiện, tránh lây nhiễm cho những người xung quanh. Bệnh viện đã bố trí khu điều trị cách ly, đảm bảo cách ly điều trị theo đúng quy định của Bộ Y tế.
Cho đến nay, các loại thuốc, hóa chất, máy móc, vật tư thiết bị, đảm bảo phục vụ tốt công tác xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh và điều trị bệnh nhân đã được bệnh viện chuẩn bị đầy đủ.
Thạc sĩ Nguyễn Hồng Hà đưa ra lời cảnh báo: Thời tiết đông - xuân hiện đang thích hợp để cúm A(H1N1) phát triển. Thực tế, dịch cúm A(H1N1) đang diễn ra ở Hà Nội và một số tỉnh xung quanh. Vì thế, khi thấy có triệu chứng sốt, hắt hơi sổ mũi, đặc biệt là theo dõi khi bệnh nặng hơn: sốt cao, tức ngực, khó thở, nôn mửa, không ăn uống được hay những biểu hiện bất thường khác, cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ khám, xét nghiệm và điều trị.
Những người có nguy cơ cao như người già, trẻ em dưới 2 tuổi, phụ nữ có thai, người bị bệnh mạn tính như đái tháo đường, tim mạch, hô hấp, ung thư, HIV, bệnh về máu… khi bị sốt phải đến bệnh viện để được khám và điều trị. Nếu được phát hiện để điều trị sớm, nhất là trong 3 ngày đầu, thì sẽ hạn chế được bệnh diễn biến nặng