Già làng “cầm trịch” phong trào xóa bỏ hủ tục ở Đồng Chụa
Với giọng nói nhỏ nhẹ, trầm ấm mà sâu lắng, câu chuyện của già làng Bàn Sinh Lương đưa chúng tôi trở lại giai đoạn khó khăn, thiếu thốn mà người Dao trải qua. Những năm trước đây, cuộc sống bà con dân tộc Dao ở xóm Đồng Chụa, xã Thống Nhất, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, gặp vô vàn khó khăn, số hộ đói, hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao. Hơn nữa, người Dao còn phải kế thừa những phong tục tập quán được lưu truyền qua nhiều thế hệ, gây nhiều bất cập, phiền phức trong cộng đồng.
Già kể rằng: trước đây, việc cưới, việc tang thường kéo dài hàng tháng trời, gia đình có việc đều phải mời mọi người trong xóm tới chứng kiến, chúc mừng và tổ chức ăn uống linh đình, gây tốn kém về tiền của và công sức. Một số gia đình có điều kiện thì còn kham được, chứ nhiều gia đình nghèo khó thì việc tổ chức ăn uống linh đình như vậy thực sự là “vấn đề lớn”. Nếu không tổ chức “ra trò” thậm chí bị khai trừ khỏi dòng họ. Vậy nên, mỗi khi có việc đều phải “bóp mồm bóp miệng”, tổ chức bữa tiệc cho đoàng hoàng, thịnh soạn.
Sau nhiều đêm trăn trở, suy nghĩ, già làng Bàn Sinh Lương quyết định triệu tập cuộc họp dòng họ, tìm cách cải tổ các phong tục tập quán truyền thống theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, phù hợp với điều kiện thực tế, song vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống của dân tộc Dao. Thế là, nhiều cuộc họp dòng họ được mở, nhiều ý kiến đóng góp, đồng tình của bà con đối với quan điểm của già làng Lương.
Trong các cuộc họp, già đều nhắc nhở, giáo dục con cháu chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, không mắc các thói hư, tật xấu ngoài xã hội, không nghiện ma túy, cờ bạc, mại dâm... Già cũng lưu ý con cháu ngay cả những việc nhỏ như: đi đường phải đội mũ bảo hiểm, không đi hàng hai, hàng ba... già cũng kiến nghị các đồng chí Công an xã xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, nhằm răn đe, giáo dục người khác.
Sau khi thống nhất ý kiến, già Lương cẩn thận ghi chép vào hương ước, quy ước của dòng họ và tổ chức ký cam kết thực hiện. Nếu ai vi phạm, tùy mức độ sẽ phải chịu hình thức xử lý nghiêm khắc, thậm chí khai trừ khỏi dòng họ. Già cho rằng, muốn xây dựng bản làng giàu đẹp thì trước hết công tác an ninh, trật tự phải được đặt lên hàng đầu.
Đầu năm 2010, trong xóm xảy ra một vấn đề phức tạp, liên quan tới tranh chấp đất đai. Trước đây, gia đình anh Phùng Sinh Tám, 32 tuổi có canh tác thửa đất rộng khoảng 5.000m2 để trồng trọt. Sau một thời gian làm ăn không hiệu quả, anh Tám đã nhượng lại mảnh đất cho gia đình chị Đặng Thị Hiền, 50 tuổi để tiếp tục canh tác. Tuy nhiên, quá trình sang nhượng đất lại không có giấy tờ gì. Đến tay chị Hiền, thì mảnh đất đột nhiên sinh lời nhanh chóng, thu lời hàng chục triệu đồng. Thấy vậy, anh Tám quay trở lại yêu cầu chị Hiền phải trả lại đất. Lúc này, sự việc trở nên vô cùng căng thẳng, đôi bên còn định khởi kiện.
Sau khi nắm bắt vấn đề, già Lương đã nhiều lần gặp gỡ, đối thoại với đôi bên nhằm tìm biện pháp giải quyết hợp tình, hợp lý. Già đề nghị chia theo tỷ lệ 1/4, tức là anh Tám được 1 phần, còn lại 3 phần thuộc chị Hiền do chị phải bỏ nhiều công sức, tiền của gây dựng. Nhờ sự kiên trì, bền bỉ của già Lương mà đôi bên đã vui vẻ chấp thuận, tình làng nghĩa xóm được gắn kết hơn. Già cũng là người khởi xướng mô hình điểm bản đồng bào Dao văn hóa – an ninh, lồng ghép phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với công tác đảm bảo an ninh, trật tự, góp phần xây dựng địa phương giàu đẹp.
Trong những năm qua, mặc dù là một xã ngoại thành, có tốc độ phát triển khá nhanh, song xã Thống Nhất không xảy ra các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự, không có tai tệ nạn xã hội, không có người nghiện ma túy. Trong thành công đó có sự đóng góp âm thầm, hiệu quả của già làng Bàn Sinh Lương, người có nhiều tâm huyết với công tác an ninh