Gần 38.000 hộ dân ngóng nhìn nhà máy nước sạch "đắp chiếu"
Dự án này được đầu tư 22, 772 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao cho tỉnh Quảng Bình, sau đó tỉnh giao cho huyện Quảng Ninh quản lý thực hiện dự án.
Ngày khởi công dự án (2010), gần 38.000 hộ gia đình ở 5 xã An Ninh, Tân Ninh, Vạn Ninh, Xuân Ninh và Hiền Ninh hồ hởi vui mừng vì niềm hy vọng vào việc được dùng nước sạch sinh hoạt trong tương lai gần.
JPGTrạm xử lý nước sạch ở Rào Đá bỏ không, trong khi 38.000 hộ dân chờ nước sạch. |
Lúc đầu, nhìn vào sự trông đợi của người dân nên các đơn vị từ chủ đầu tư dự án, đơn vị thi công, giám sát...cũng nhiệt tình trong việc thực thi dự án. Sau hơn 1 năm xây dựng, trạm xử lý nước thải đầu nguồn và đường ống dẫn nước đã được lắp đặt về tận trung tâm các xã. Song từ đó đến nay, gần 38.000 hộ dân của 5 xã phải trông ngóng chờ đợi nước sạch, dù nguồn nước đã ở rất gần.
Trao đổi với phóng viên Báo CAND, ông Lê Hữu Kiểm-Trưởng Ban quản lý các dự án huyện Quảng Ninh, Quảng Bình cho biết, sau khi kéo được đường ống về trung tâm các xã thì nguồn vốn cũng cạn kiệt, nên dự án đã phải dừng. Hiện địa phương đang trông chờ vào dự án khác để tiếp tục có nguồn vốn xây dựng đường ống cấp 2, cấp 3 để kéo nước sạch đến các hộ dân.
Thực thi dự án theo kiểu có từng nào làm từng đó, để rồi các dự án rơi vào kiểu "đầu voi đuôi chuột" đang gây lãng phí cho nhà nước và hoài nghi trong nhân dân là thực trạng diễn ra tương đối phổ biến ở nhiều dự án rải khắp các tỉnh thành miền Trung, dự án nước sạch hồ thuỷ lợi Rào Đá nêu trên là một ví dụ. Đây cũng là bài học cho các địa phương khi tiến hành xây dựng, triển khai các dự án