Cứu sống một trẻ nguy kịch vì điện giật
Do bệnh nhi bị té ngã ngất xỉu nên đã được chụp CT S-can tuy nhiên không thấy máu tụ vùng nội sọ. Bệnh nhi tiếp tục được áp dụng nhiều biện pháp: hỗ trợ hô hấp, điều trị chống co giật, chống phù não, điều trị kháng sinh chống viêm phổi hít, vật lý trị liệu hô hấp… Riêng bàn tay phỏng bị hoại tử đã được chăm sóc và cắt lọc vết thương phỏng điện. Ngày 1/6/2010, khoa hồi sức cấp cứu BV này cho biết, sau hơn 2 tuần điều trị, em B đã tạm hồi phục.
Nguyên nhân được biết, vào ngày 14/5, khi bước chân lên cầu thang trong tư thế tay trái vịn lan can, em B đã bị điện giật do dây điện cắm bàn thờ "ông địa" bị hở tiếp xúc trực tiếp với lan can cầu thang sắt gây nhiễm điện khiến em bị giật điện té ngã, ngất xỉu. Rất may cha em đã kịp thời phát hiện và cắt cầu dao điện đưa con đi cấp cứu tại BV địa phương, sau đó được chuyển tiếp lên BV Nhi đồng 1.
Đây là một trong những vụ tai nạn sinh hoạt thường xảy ra ở trẻ em, nhất là trong dịp nghỉ hè, các bậc PH nên chú ý. Theo các BS, khi xảy ra giật điện, việc làm cần thiết là cắt nguồn điện ngay lập tức bằng cách tắt công tắc, ngắt cầu dao điện hoặc rút phích cắm điện.
Nếu không với tới được dây điện, công tắc thì có thể tìm cách đứng trên vật khô cách điện như hộp gỗ, tấm cao su hay nhựa, dùng cây cán chổi hay chiếc ghế đẩu đẩy mạnh tay chân người bị nạn ra khỏi nguồn điện, tuyệt đối không được sờ vào người bị nạn nếu người đó chưa được tách ra khỏi nguồn điện.
Sau khi đã ngắt điện, nếu người bị nạn bất tỉnh thì kiểm tra nhịp thở, mạch đập và sơ cấp cứu thổi ngạt, ấn tim khi cần thiết. Nếu người bị nạn gần như bình thường, không bị thương tích, thì để người bệnh được nghỉ ngơi và theo dõi. Nếu thấy có dấu hiệu nghi ngờ bệnh trở nặng thì gọi bác sĩ hoặc đưa ngay người bị giật điện tới cơ sở y tế