Áp dụng phương pháp đơn giản, tiện lợi kiểm tra lái xe vi phạm nồng độ cồn
Vi phạm nồng độ cồn là một trong những nguyên nhân chính gây tai nạn chủ yếu đối với người điều khiển ôtô và xe máy. Một trong những ví dụ điển hình cho vi phạm này là trường hợp tài xế xe khách uống rượu say điều khiển xe đánh võng đoạn đường 6km liên tiếp đâm húc cột tiêu, đèn điện, đèn chiếu sáng và lao xuống mương gây tai nạn giao thông chiều 4/5/2014 tại Quảng Ngãi.
Liên quan đến vi phạm này, Thượng tá Đức cũng cho biết thống kê từ Công an các địa phương từ tháng 11/2013 đã kiểm tra, xử lý 10.160 trường hợp vi phạm; 7 xe khách, 273 xe con; 64 xe tải và hơn 9.800 xe môtô; tước giấy phép lái xe 9.356 trường hợp, tạm giữ 10.160 phương tiện. Qua đó xe môtô vi phạm rất nhiều. Tại Quảng Ninh lực lượng Công an đã dừng kiểm tra 3.501 trường hợp gồm: 305 xe khách; 607 xe tải; 2.108 xe con; 431 xe mô tô; qua đây lập biên bản 171 trường hợp vi phạm (chiếm tỷ lệ 4,9%). Xử lý tước giấy phép lái xe đối với 157 trường hợp, tạm giữ 170 phương tiện, nộp Kho bạc Nhà nước 930 triệu đồng.
CSGT Quảng Ninh kiểm tra nồng độ cồn theo phương pháp quốc tế. Ảnh: Nghĩa Hiếu. |
Xử lý nồng độ cồn theo mô hình quốc tế là một trong những nội dung thuộc Dự án Phòng chống rượu bia và lái xe (RS10-VN) do Quỹ Bloomberg tài trợ một số tỉnh phía Bắc. Theo đánh giá của Cục CSGT đường bộ đường sắt, ưu điểm của phương pháp kiểm tra nồng độ cồn là tiến hành kiểm tra trên diện rộng, sau khi phát hiện người vi phạm sẽ đưa vào khu vực kiểm tra kỹ chính xác vi phạm cụ thể. Ưu điểm nổi bật của quy trình mới này là thủ tục kiểm tra đơn giản và thuận tiện hơn, rút ngắn thời gian cho những trường hợp không vi phạm, thuận lợi cho cả người điều khiển phương tiện và người thực thi công vụ. Do đó trong một thời gian ngắn có thể kiểm tra được rất nhiều trường hợp vi phạm.
Thượng tá Đức cho biết với mô hình quốc tế là tổng kiểm soát nên sẽ tạo ra ý thức thường xuyên đối với người điều khiển phương tiện giao thông. Trên cơ sở áp dụng kinh nghiệm quốc tế, trước mắt sẽ áp dụng triển khai rộng tại 10 địa phương phía Bắc nằm trong diện dự án. Sau đó sẽ có sự đánh giá và nhân rộng thêm các địa phương khác.
Trong văn bản gửi Công an các địa phương, Tổng cục Cảnh sát QLHC về TTXH cũng yêu cầu các địa phương tổ chức điều tra cơ bản, nắm tình hình, khảo sát địa bàn, tuyến giao thông và các tụ điểm, quán ăn uống, nhà hàng, điểm dừng chân…nắm quy luật về thời gian, tuyến giao thông có nhiều lái xe tham gia giao thông sau khi sử dụng rượu bia. Từ đó xác định thời gian để tiến hành kiểm tra (tập trung thời gian sau bữa ăn sáng, trưa, tối…); lựa chọn vị trí trên tuyến giao thông thuận lợi cho việc triển khai kiểm soát xử lý vi phạm. Với phương pháp kiểm tra này điểm nổi bật người điều khiển phương tiện vẫn có thể ngồi trên xe ôtô (đối với xe môtô, ôtô 12 chỗ trở xuống, xe tải dưới 3,5 tấn thì lái xe ngồi nguyên vị trí lái, hạ kính xuống để tiến hành kiểm tra; đối với xe khách trên 12 chỗ, xe tải trên 3,5 tấn, xe đầu kéo… thì lái xe mới phải rời khỏi xe để tiến hành kiểm tra).
Lực lượng CSGT sẽ dùng máy đo nồng độ cồn ở chế độ đo định tính, không dùng ống thổi để xác định người lái xe có nồng độ cồn trong khí thở hay không. Nếu không phát hiện vi phạm thì cảm ơn và hướng dẫn cho lái xe tiếp tục hành trình. Nếu phát hiện có vi phạm thì yêu cầu lái xe đưa xe vào bãi sử dụng máy đo nồng độ cồn có ống thổi để kiểm tra chính xác mức độ sai phạm