Lê Thăng Long và dự án ma "Hải thượng y viện"
Bệnh viện ma, dự án ảo
Sáng 21/2/2009, hơn 100 vị khách và đại diện các cơ quan báo chí đã có mặt tại một khu đất nằm ngay giao lộ Nguyễn Văn Linh, Quốc lộ 1A, huyện Bình Chánh TP HCM – như nội dung ghi trong thư mời - để tham dự lễ động thổ khởi công xây dựng “Dự án khu y tế quốc tế công nghệ cao Hải Thượng y viện” (HTYV), vốn đầu tư 70 triệu USD. Tuy nhiên, có điều lạ lùng là trong “thư mời”, lại chẳng thấy ghi tên đơn vị đứng ra mời – nhưng lại liệt kê thành phần tham dự rất hoành tráng: Đại diện Liên Hiệp Quốc, Chương trình phát triển Liên hiệp Quốc tại Việt Nam (không nói là... phát triển gì), Đại sứ Mỹ, Đại sứ Australia, Chính phủ VN, Ủy ban Unesco VN, UBND TP HCM, các sở, ban, ngành, Ban Quản lý khu Nam Sài Gòn cùng nhiều đơn vị trong, ngoài nước.
Tại lễ động thổ, ông Lê Thăng Long - Tổng giám đốc Công ty Innotech đã cho biết HTYV được xây dựng trên tổng diện tích 19,5ha do “Tập đoàn quản lý bệnh viện nhân đạo HTYV” là chủ đầu tư. Khi đi vào hoạt động, HTYV sẽ khám, điều trị miễn phí cho 500 giường bệnh/ngày, khám, phát thuốc miễn phí cho 2.000 bệnh nhân/ngày, đồng thời còn là nơi cho sinh viên y khoa thực tập theo mô hình “viện - trường”.
Đội ngũ y, bác sĩ của HTYV gồm 900 người, đa số là những chuyên gia đầu ngành, đã từng nhiều năm làm việc tại các bệnh viện tầm cỡ trên thế giới. Bên cạnh đó, HTYV còn kết hợp cùng các bệnh viện khác để chuyển giao công nghệ, và thông qua mạng Internet, hộI chẩn trực tuyến với 43 bệnh viện thuộc nhiều quốc gia...
Đặc biệt nhất, là khi ông Long nói về thành phần thành viên của tập đoàn, ai cũng thấy... choáng bởi lẽ đó là những tổ chức có tầm vóc toàn cầu, chẳng hạn như Tổ chức liên tôn hòa bình thế giới của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức các hiệp hội phi chính phủ của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Phật giáo quốc tế phát triển văn hóa, giáo dục, xã hội Liên Hiệp Quốc, Quỹ Hòa bình thế giới..., và đã có một số nhà từ thiện, tổ chức nhân đạo, tổ chức quốc tế cam kết tài trợ. Ngoài ra, các khách mời còn được phát tài liệu là một bài phát biểu và bản tóm tắt về HTYV.
Theo đó, Trưởng ban Tổ chức lễ động thổ HTYV là Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng - Viện trưởng Viện Quy hoạch chiến lược phát triển đô thị, trụ sở đặt tại 171 Khánh Hội, Q.4, TP HCM; Thạc sĩ Lê Thăng Long - chủ tịch “Câu lạc bộ Doanh nhân chấn hưng nước Việt”, đồng thời là Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển và Đầu tư công nghệ Innotech, trụ sở tại số 82 phố Chùa Hà, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Vẫn theo ông Long, để HTYV hoạt động hiệu quả, hằng năm còn phải quyên góp thêm 15 triệu USD rồi sau 10 năm, bệnh viện mới có thể cân đối thu chi để hoạt động.
Nhưng suốt buổi lễ “động thổ”, từ lúc khai mạc đến khi bế mạc, không ai nhìn thấy đại diện của Chính phủ VN, Bộ Y tế, Bộ Xây dựng, lãnh đạo UBND TP HCM, Ban Quản lý khu Nam Sài Gòn... đứng ở đâu. Chưa hết, hôm sau, khi báo chí đồng loạt đưa tin về “lễ động thổ” HTYV, các cơ quan chức năng té ngửa ra vì lần đầu tiên mới biết về dự án này.
Lê Thăng Long là ai?
Sinh quán tại Quảng Ngãi, năm 1985 Lê Thăng Long thi đỗ vào khoa Viễn thông Trường đại học Bách khoa TP HCM và đến năm 1990, Long tốt nghiệp kỹ sư. Trong thời gian ấy, Long quen Trần Huỳnh Duy Thức - học khoa Công nghệ thông tin, trên Long một khóa. Đến năm 1994, Long tình cờ gặp lại Trần Huỳnh Duy Thức tại Hà Nội. Thời điểm này, Thức đang là chủ cửa hàng máy tính Duy Việt, đặt tại đường Đinh Tiên Hoàng, TP HCM. Sau khi bàn bạc, cả hai quyết định thành lập Công ty TNHH tin học Duy Việt.
Đến giữa năm 2001, Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Thăng Long “nâng cấp” Công ty Duy Việt lên thành Công ty Global EIS. Bên cạnh đó, Lê Thăng Long còn lập thêm Công ty Cổ phần Phát triển và Đầu tư công nghệ Innotech, mà Long là Tổng giám đốc. Lúc Lê Công Định tham gia tổ chức “đảng nhân dân hành động” do Nguyễn Sĩ Bình ở Mỹ cầm đầu, rồi lôi kéo được Trần Huỳnh Duy Thức, thì Thức rủ rê Lê Thăng Long và được Long nhận lời.
Tháng 4/2009, Long câu kết với Thích Minh Tâm (tức Nguyễn Thiếu Văn) ở Australia để lập ra website mang tên “chanhungnuocviet”, kêu gọi mọi người tham gia, xây dựng các câu lạc bộ trực thuộc như: CLB chấn hưng nước Việt chống tham nhũng, CLB công an chấn hưng nước Việt, CLB quân nhân chấn hưng nước Việt, CLB nhà báo chấn hưng nước Việt, CLB luật sư chấn hưng nước Việt...
Dự kiến những CLB này sẽ trở thành “tập đoàn kinh tế chấn hưng nước Việt” mà thực chất là tạo nên một thế lực chính trị để chống phá Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, Lê Thăng Long còn tham gia nhóm “nghiên cứu Chấn” do Trần Huỳnh Duy Thức cầm đầu. Và với vai trò Tổng giám đốc của Công ty Cổ phần Phát triển và Đầu tư công nghệ Innotech, Lê Thăng Long đã thực hiện một bệnh viện ma, dự án ảo mà chúng tôi vừa trình bày ở trên.
Ngày 4/6/2009, Lê Thăng Long bị bắt theo điều 88 Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Điều này đã được chứng minh cụ thể bằng văn bản ủy quyền của “Tập đoàn quản lý bệnh viện nhân đạo Hải Thượng”, do “chủ tịch” Nguyễn Thiếu Văn ký ngày 10/12/2008 tại Sydney – Australia, ủy quyền cho bà Nguyễn Thị Hồng, Viện trưởng Viện Quy hoạch phát triển đô thị.
Theo nội dung ủy quyền có giá trị trong 1 năm, bà Hồng sẽ đại diện cho “tập đoàn” để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc lập hồ sơ dự án, thủ tục thành lập, cấp phép đầu tư, xây dựng và hoạt động của Bệnh viện quốc tế công nghệ cao HTYV tại Việt Nam.
Theo những gì bà Hồng giải trình với các cơ quan chức năng, thì khu đất ở Bình Chánh là của một công ty khác, và việc tổ chức lễ động thổ trên khu đất đó chỉ là “giải pháp tình thế” vì bà đã làm thủ tục xin 3 khu đất, 2 ở huyện Bình Chánh và 1 ở phường Thảo Điền, quận 2 nhưng chưa được duyệt. Vẫn theo bà Hồng, thì dự án HTYV được đầu tư bằng nguồn vốn Liên Hiệp Quốc. Nếu hết tháng 2/2009 mà không triển khai thì họ rút vốn nên dù chưa xin được đất, vẫn phải làm. --PageBreak--
Bộ mặt thật của "Thượng tọa" Thích Minh Tâm
Đến đây, xin được nói về nhân vật Nguyễn Thiếu Văn – hay còn gọi là Thích Minh Tâm vì hiện tại, ông ta đã... cạo đầu rồi khoác áo nâu sồng. Số là năm 1996, khi các trại tị nạn Việt Nam ở Philippines chuẩn bị đóng cửa, thì những ai không đủ tiêu chuẩn định cư ở một nước thứ ba sẽ phải hồi hương. Biết được chuyện này, Nguyễn Thiếu Văn bèn lân la tìm hiểu, rồi đến gặp những gia đình người Việt ở Sydney, Melbourn – Úc, có thân nhân đang nằm trong trại với lời hứa, rằng sẽ giúp họ lọt qua khâu thanh lọc và được định cư ở nước thứ ba một cách dễ dàng. Đổi lại, cứ mỗi người “được thanh lọc”, thì gia đình họ phải trả cho Nguyễn Thiếu Văn ít nhất là 3.000 AUD, còn nhiều là 45.000 AUD.
Tuy nhiên, tiền đã trao, nhưng cháo lại không múc! Thân nhân họ vẫn phải hồi hương như thường mà chẳng ai làm gì được Nguyễn Thiếu Văn bởi lẽ nếu thưa kiện, thì chính những gia đình này đã vi phạm luật pháp Úc. Vậy là, một số nạn nhân của Nguyễn Thiếu Văn quyết định xử ông ta theo kiểu “xã hội đen”. Trong lúc đang tích cực truy tìm kẻ lừa đảo thì đột nhiên một buổi sáng, trên một tờ báo Việt ngữ ở Sydney xuất hiện một cáo phó mà người đăng nhận là “tang gia”, nội dung “Nguyễn Thiếu Văn đã qua đời vì một cơn bạo bệnh”!
Thế là xong. Ai đòi nợ được người chết? Những tưởng Nguyễn Thiếu Văn đã nằm sâu dưới ba tấc đất. Ai dè đầu năm 2006, bỗng xuất hiện thượng tọa Thích Minh Tâm, mà tất cả những ai đã từng gặp Nguyễn Thiếu Văn, thì đều khẳng định Văn và “sư” Tâm chỉ là một. Tìm đến “tu viện Hoa Nghiêm”, nơi Thích Minh Tâm trụ trì, thì hóa ra đó là nhà riêng do ông ta thuê mướn.
Trong “tu viện”, ngoài “sư” Tâm, còn có vợ “sư”, người Việt - là bà Juilie Hoa (hay còn gọi là Julie Dinh). Theo nguyên tắc Phật giáo, thượng tọa phải là người được thọ đại giới tỳ kheo vào lớp tuổi 20 và phải an cư kiết hạ liên tục 20 năm. Người xuất gia khi đã trên 20 tuổi, không bao giờ được phong thượng tọa. Truy tìm cái tên Thích Minh Tâm trong sinh hoạt Phật giáo hải ngoại, thì tại Sydney – Úc, không có ai là hòa thượng, thượng tọa hay đại đức Thích Minh Tâm; chỉ có một người là Thích Tâm Minh, và thế danh không phải Nguyễn Thiếu Văn.
Chưa hết, Thích Minh Tâm còn tự xưng là “giám đốc Tổ chức Phật giáo Quốc tế về văn hóa, giáo dục và phát triển xã hội” (IBOCESD), có trang web onlinebuddhism.org/vietnamese, nhưng đó là trang web chết, không được cập nhật.
Khi được phóng viên của một tờ báo ở TP HCM phỏng vấn trong buổi lễ động thổ HTYV, Thích Minh Tâm cho biết ông đang tu ở Tu viện Hoa Nghiêm (HwaYen Buddhist Institute). Thế nhưng, địa chỉ của “tu viện Hoa Nghiêm” lại là phòng số 1, lầu 1, 324 đường Chapel, phố Banks, bang New South Wales – là nhà riêng của Nguyễn Thiếu Văn!
Lừa đảo cộng đồng người Việt ở Úc chưa đủ, Nguyễn Thiếu Văn còn mò về Việt
Bên cạnh đó, DBM Global cũng sẽ cho DIC Corp VN vay. Theo Nguyễn Thiếu Văn, ông ta có khả năng huy động tài chính từ các ngân hàng, kể cả Ngân hàng thế giới (W.B), mà ông là “đại diện” (?!). Văn “nổ”: DBM Global cùng với Australiasian Holding của ông ta đang sở hữu một cao ốc làm văn phòng cho thuê tại Trung tâm Thương mại MLC, Martin Place, Sydney, và mỗi văn phòng ở đây không dưới 1 triệu USD nếu bán.
Thực tế, DBM Global là một công ty do Nguyễn Thiếu Văn thành lập từ năm 1999, trụ sở đặt tại... “tu viện Hoa Nghiêm”, diện tích chỉ khoảng 30m2. Nhân sự thì ngoài Nguyễn Thiếu Văn, còn có vợ ông ta – Julie Hoa, vừa là thư ký kiêm luôn nấu cơm, rửa bát, quét nhà. Phố Banks là một khu nhỏ, nằm ở tây nam thành phố
Trước khi mò sang Việt
Tiến hành phi vụ cho DIC Corp VN vay vốn, động tác đầu tiên của Nguyễn Thiếu Văn là đề nghị DIC Corp VN phải mời các chuyên gia thẩm định về tính khả thi của dự án vì theo nguyên tắc, việc thẩm định chỉ có giá trị khi nó được tiến hành bởi những công ty độc lập, không liên quan gì đến phía cho vay. Tiếp theo, ông ta “giới thiệu” với DIC Global VN các công ty “độc lập” của Úc (mà thực chất là công ty con của ông ta, trong đó có Australiasia Holding).
Động tác này đã giúp Nguyễn Thiếu Văn lừa được 25.000 USD mà theo ông ta, là để chi phí cho ba chuyên gia thẩm định quốc tế. Ba chuyên gia ấy - gồm một người Úc gốc Hoa và hai người Úc, một người thì đang thất nghiệp, một người chỉ là nhân viên kế toán còn người kia là nhân viên môi giới địa ốc.
Điều lạ lùng là với một dự án lớn như thế, nhưng DIC Corp VN lại không hề cử nhân viên sang Úc, để kiểm tra năng lực của DBM Global, mà chỉ thông qua ba ông “chuyên gia thẩm định”. Đến khi DIC Corp VN yêu cầu Nguyễn Thiếu Văn giới thiệu mình với các tập đoàn tư vấn, thuế và kiểm toán tài chính quốc tế có tiếng đang có mặt ở VN, như Deloitte, KPMG, thì theo sự chỉ đạo của Nguyễn Thiếu Văn, cả ba “chuyên gia thẩm định” đều nhất loạt phản đối, đồng thời đề nghị DIC Corp VN chỉ nên nhờ Nguyễn Thiếu Văn với điều kiện phải chuyển cho Văn thêm 79.000 USD nữa để tiến hành công việc. Nhận thấy những điểm bất thường, DIC Corp VN từ chối và đành chịu mất 25.000 USD vì Nguyễn Thiếu Văn chẳng để lại một chứng tích gì.
Có thể thấy, Nguyễn Thiếu Văn là kẻ lừa đảo, không những về kinh tế mà còn lừa đảo cả về chính trị qua việc ông ta chỉ đạo Lê Thăng Long thành lập các “câu lạc bộ chấn hưng”. Việc Cơ quan An ninh Việt Nam kịp thời phát hiện và phá vỡ âm mưu xảo quyệt này của Nguyễn Thiếu Văn, Lê Thăng Long, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức là tiếng chuông cảnh tỉnh cho những ai vẫn còn nuôi dưỡng ý đồ lật đổ Nhà nước Việt Nam trong đầu