Nobel và những điều kỳ thú Người Việt Nam đầu tiên đoạt giải Nobel

Thứ Sáu, 23/06/2023, 13:21

Trong lịch sử 121 năm, Giải thưởng Nobel đã từng vinh danh không biết bao nhiêu những cá nhân có thành tích xuất sắc. Tính từ Nobel đầu tiên năm 1901 đến 2022, giải Nobel đã được trao cho hơn 1.000 cá nhân xuất chúng. Trong đó có 58 người phụ nữ đoạt giải Nobel chiếm khoảng 5% tổng số người đoạt giải cho thấy tỷ lệ các nhà khoa học nữ được vinh danh rất nhỏ.

Ở các lĩnh vực y học, vật lý và hóa học, các nhà khoa học nam gần như thống trị. Người phụ nữ đầu tiên đoạt giải Nobel Vật lí cùng chồng là Marie Curie, vào năm 1903. Bà cũng chính là người phụ nữ đầu tiên đoạt giải Nobel cá nhân lĩnh vực Hóa học vào năm 1911. Bà là người phụ nữ đầu tiên và duy nhất xuất sắc hai lần được nhận giải Nobel.

Trong số 58 người phụ nữ đoạt giải Nobel, có 17 phụ nữ được trao giải Nobel Văn học, nhiều hơn bất kỳ giải Nobel nào khác ngoại trừ giải Nobel Hòa bình. Ở Việt Nam chỉ có duy nhất một người được trao giải Nobel.

Người Việt Nam được giải Nobel là ai?

Trong lịch sử Giải Nobel, người Việt Nam duy nhất được trao giải Nobel Hòa bình chính là Lê Đức Thọ. Ông là nhà ngoại giao và nhà cách mạng tài năng, lỗi lạc của Việt Nam trong thế kỷ 20. Ông Lê Đức Thọ tên thật là Phan Đình Khải, quê Nam Định. Ông đã được trao tặng Huân chương Sao Vàng, Huân chương Cách mạng tháng Mười và Huân chương Angko cho sự nghiệp lừng lẫy của mình.

cố vấn ngoại giao lê đức thọ và tiến sĩ henry kissinger hai người được trao giải nobel hoà bình năm 1973.jpg -0
Cố vấn ngoại giao Lê Đức Thọ và Tiến sĩ Henry Kissinger hai người được Trao giải Nobel Hoà Bình năm 1973,

Ông đã có cuộc “đấu trí” đi vào lịch sử trên bàn đàm phán với Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger vào năm 1973 tại Paris nhằm mang lại hòa bình và sự thống nhất đất nước cho Việt Nam. Vào thời điểm đó, cả hai bên đều muốn chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam. Người Việt muốn người Mỹ chấm dứt các hành động gây chiến tại Việt Nam để có thể thống nhất đất nước trong khi người Mỹ muốn mang vinh quang trở về. Những mong muốn đó đặt nặng lên vai hai nhà ngoại giao ở hai đầu chiến tuyến. Cuộc đàm phán đã khiến chính khách trên toàn thế giới phải thốt lên rằng “Trời đã sinh ra Kissinger sao còn sinh ra Lê Đức Thọ”.

Từ chối nhận giải Nobel và lòng tự trọng của một người yêu nước

Tháng 8 năm 1973, Ủy Ban Nobel Hòa Bình đã công bố danh tính của hai cá nhân nhận chung giải là nhà ngoại giao Lê Đức Thọ và ngoại trưởng Henry Kissinger. Họ được chọn vì những nỗ lực trong việc đàm phán Hiệp định Paris về Việt Nam nhằm kết thúc cuộc chiến tranh vô nghĩa tại Việt Nam. Những người phản đối chiến tranh Mỹ gây ra tại Việt Nam đã phản đối việc trao giải cho Kissinger bởi ông ta đóng vai trò là người gây chiến. Hai thành viên của Ủy ban Nobel đã từ chức nhằm phản đối việc trao giải chung này.

Vào ngày đó, chỉ có Henry Kissinger bước lên nhận giải thưởng. Nhà cách mạng tài năng, lỗi lạc Lê Đức Thọ của nước Việt Nam anh dũng đã từ chối giải thưởng bởi hòa bình vẫn chưa lập lại tại Việt Nam và Hiệp định Paris 1973 đã bị vi phạm nghiêm trọng bởi chính quyền Mỹ và bè lũ tay sai. Nói về việc từ chối giải thưởng danh giá này, ông Lê Đức Thọ đã chỉ rõ việc Mỹ là phía đã thực hiện hành vi xâm lược đất nước ta hơn 20 năm. Và việc Ủy ban Giải thưởng Nobel Hòa bình đã đặt ngang bằng kẻ xâm lược và người bị xâm lược là phi lý và không thể chấp nhận được.

Mặc dù Lê Đức Thọ đã từ chối nhận giải nhưng lịch sử giải Nobel vẫn ghi nhận ông là người Việt Nam duy nhất đoạt giải Nobel Hòa bình bởi những nỗ lực đem lại hòa bình cho đất nước. Ông cũng là người châu Á đầu tiên được vinh danh ở giải thưởng này.

Người phụ nữ đầu tiên và duy nhất đoạt 2 giải thưởng Nobel

Người phụ nữ kiệt xuất này chính là Marie Curie - Nhà khoa học Pháp gốc Ba Lan. Bà là nhà vật lý học, nhà hóa học được bầu chọn là phụ nữ có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Cái tên Marie Curie nổi tiếng toàn thế giới, gắn liền với công trình nghiên cứu chất phóng xạ. Bà vinh dự là người phụ nữ đầu tiên và duy nhất nhận 2 giải thưởng Nobel ở hai lĩnh vực khác nhau.

Giải Nobel đầu tiên bà đoạt giải Nobel Vật lý cùng chồng năm 1903. Marie và Pierrecùng nhau nghiên cứu các vật chất phóng xạ, đặc biệt là quặng uraniuraninit, có tính chất kỳ lạ là phóng xạ hơn chất urani được chiết ra. Ngày26/12, Marie Curie tuyên bố sự hiện hữu của chất này. Sau nhiều năm nghiên cứu họ đã tinh chế vài tấn uraninit. Sau khi làm thí nghiệm nhiều lần, ngoài nguyên tố phóng xạ trên còn có một nguyên tố nữa mà Marie phát hiện ra là polonium và nguyên tố radi vì khả năng phóng xạ của nó (radiation). Sau 4 năm ròng rã cho sự nỗ lực của cả hai vợ chồng, họ đã chứng minh được điều mà mình phát hiện ra.

marie-curie-1-3487-1524813272.jpg -0
Marie Cuire - người phụ nữ đầu tiên và duy nhất 2 lần đoạt giải Nobel.

Bà cũng chính là người phụ nữ đầu tiên giành giải Nobel cá nhân ở lĩnh vực Hóa học vào năm 1911, vì phát hiện ra các nguyên tố radium và polonium. Thành tựu của bà đối với khoa học vô cùng to lớn. Bà đã phát triển lý thuyết phóng xạ (phóng xạ là thuật ngữ do bà đặt ra), kỹ thuật để cô lập đồng vị phóng xạ. Và phát hiện ra hai nguyên tố, polonium và radium. Dưới sự chỉ đạo của bà, các nghiên cứu đầu tiên trên thế giới đã được tiến hành nhằm để điều trị các khối u bằng cách sử dụng các đồng vị phóng xạ. Bà thành lập Viện Curie ở Paris và Warsaw, nơi vẫn là trung tâm nghiên cứu y học lớn hiện nay. Trong Thế chiến I, bà đã phát triển các xe X-quang di động. Để cung cấp dịch vụ X-quang cho các bệnh viện dã chiến.

Trong lịch sử Nobel bà là người phụ nữ đầu tiên và duy nhất đoạt hai giải Nobel.

------------

Kỳ 2: Người phụ nữ đầu tiên đoạt giải văn chương Nobel.

Nobel - Giải thưởng danh giá nhất hành tinh

Giải Nobel, là một giải thưởng quốc tế được công bố hàng năm kể từ năm 1901 để vinh danh những cá nhân đạt thành tựu trong các lĩnh vực: Vật lý, Hóa học, Y học, Văn học và Hòa bình; riêng giải Nobel Hòa bình có thể được trao cho cá nhân hay một tổ chức. Đến năm 1968, Ngân hàng Thụy Điển đưa thêm vào hệ thống giải một giải thưởng về lĩnh vực Kinh tế để tưởng nhớ nhà khoa học Alfred Nobel, người đã sáng lập ra giải Nobel.

Alfred Nobel là nhà khoa học, nhà phát minh đại tài, chủ nhân của 355 bằng sáng chế, trong đó đáng chú ý nhất là phát minh về thuốc nổ. Cả cuộc đời cống hiến cho khoa học, Alfred Nobel đã đạt tới đỉnh cao của vinh quang và giàu có. Sau khi qua đời vào năm 1896, Alfred Nobel đã để lại một bản di chúc gây kinh ngạc và khó hiểu cho mọi người khi ông chỉ dành một phần nhỏ gia tài của mình cho bạn bè và người thân để “khỏi tạo nên những kẻ lười biếng”. Còn gần toàn bộ tài sản ông đã được đem bán thành tiền mặt, tương đương với 70 triệu krona Thụy Điển lúc đó, để gửi ngân hàng. Số tiền lãi hàng năm sẽ trích ra, chia làm 5 giải thưởng tặng “cho những người có đóng góp lớn nhất cho nhân loại” trên các lĩnh vực: Vật lý, Hóa học, Sinh học (hoặc Y học), Văn chương, và Hòa bình.

Trong các giải thưởng Nobel thì Giải Vật lý, Hóa học, Văn học và Kinh tế do Viện hàn lâm khoa học hòang gia Thụy Điển quyết định; Giải Y học do Ủy ban Nobel của Viện Karolinska quyết định; và Giải Hòa bình do Ủy ban Nobel thuộc Quốc hội Na Uy quyết định.

Vào tháng 9 của năm trước năm trao giải, Ủy ban Nobel bí mật gửi mẫu đề cử cho 3.000 chuyên gia là những người từng được nhận giải Nobel, thành viên của đơn vị trao thưởng, các chuyên gia trong lĩnh vực vật lý, hóa học, sinh học hoặc y học, các giáo sư đầu ngành của nhiều trường đại học và các viện nghiên cứu.

Tháng 2 của năm trao giải là thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ. Ủy ban Nobel sẽ sàng lọc và lựa ra các ứng cử viên. Sau đó, hội đồng chọn ra khoảng từ 250 - 350 người lọt vào vòng tiếp.

Từ tháng 3 đến tháng 5, các chuyên gia đánh giá công trình của các ứng cử viên, sau đó Ủy ban Nobel tiến cử người đạt giải để Viện Hàn lâm chọn trên đa số phiếu bầu.

Tháng 6 đến tháng 8, Ủy ban Nobel tập hợp các báo cáo có kèm theo danh sách tiến cử gửi cho Viện Hàn lâm. Bản báo cáo này được các thành viên hội đồng cùng ký tên.

Từ tháng 9 đến đầu tháng 10, Ủy ban Nobel đệ trình ý kiến lựa chọn của họ lên Viện hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển và các tổ chức trao thưởng khác. Thực tế, không phải lúc nào đơn vị trao giải cũng làm theo sự tiến cử của Ủy ban này.

Vào đầu tháng 10, Viện hàn lâm chọn ra người đạt giải dựa trên đa số phiếu bầu, sau đó chính thức công bố tên người đoạt giải. Việc bỏ phiếu để chọn ra người đoạt giải Nobel được giữ bí mật đến giờ chót. Hàng năm, trước ngày 15/11, Ban tổ chức sẽ phải công bố danh sách những người được nhận phần thưởng cao quý này.

Theo quy định của Ủy ban Nobel, những thông tin liên quan đến quá trình xét tặng giải được giữ kín trong 50 năm.

Thuỷ Giang (tổng hợp)
.
.
.