Chuyến thăm Sài Gòn của thi hào Tagore
11:36 25/11/2023

Năm 1913, thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore được giải Nobel văn chương với tập thơ “Tâm tình hiến dâng”, quen thuộc với người đọc Việt Nam là bản dịch với tựa “Thơ Dâng”. Thi ca của ông được toàn thế giới quan tâm và tìm đọc. Ông là người Á châu đầu tiên đoạt giải Nobel văn chương.

“Ta cô đơn từ trong lòng mẹ!''
18:12 19/11/2023

Những năm đầu thập niên 90, thế kỷ trước, khi còn làm việc ở tờ Đặc san của Báo Văn nghệ với nhà thơ Bế Kiến Quốc và họa sĩ Thành Chương, tôi cũng không ít lần được ngồi đàm đạo thi ca với hai nhà thơ nổi tiếng của báo là Phạm Tiến Duật và Võ Thanh An. Hai nhà thơ này vốn là bạn bè thân thiết nhiều năm, thời bao cấp nghèo khó, anh Duật từng có thời gian tá túc ở nhà bạn và cái bút danh Võ Thanh An của bạn mình (tên thật là Trần Vinh) là do chính anh Duật đặt cho.

Nhà thơ Bế Kiến Quốc: Sinh ra bên một dòng sông
12:58 12/11/2023

Vào những năm 69-70 của thế kỷ XX, từ phong trào học sinh, sinh viên yêu nước tại các đô thị bị tạm chiếm ở miền Nam Việt Nam, trong số các bài thơ cách mạng được các bạn trẻ chuyền tay nhau đọc có bài thơ "Những dòng sông" của nhà thơ Bế Kiến Quốc với những câu thơ hào sảng: " Sinh ra ở đâu mà ai cũng anh hùng/Tất cả trả lời: sinh bên một dòng sông...".

Ca khúc "Biết ơn chị Võ Thị Sáu" - còn mãi với thời gian
13:32 11/11/2023

65 năm kể từ khi ra đời, "Biết ơn chị Võ Thị Sáu" vẫn là một ca khúc được đông đảo công chúng yêu mến. Không chỉ là tác phẩm đầu tiên trong chùm ca khúc về đề tài Anh hùng liệt sĩ của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn, bài hát còn vinh dự đứng trong danh sách 10 ca khúc truyền thống tiêu biểu của lực lượng CAND.

Ông Chế bình thơ
11:38 04/11/2023

Trong khoảng thời gian từ 1954 đến 1975, Chế Lan Viên viết khỏe, viết đều, và dù luôn bám chắc mục tiêu phục vụ chính trị, thơ ông vẫn có những tìm tòi đổi mới rất đáng kể, đủ để ông đồng hành được và trở thành một trong vài nhà thơ lớn nhất của thời đại.

Nhà thơ Phạm Tiến Duật nói về sự đổi mới thi ca
18:11 03/11/2023

Nếu nói về sự tìm tòi, đổi mới trong thơ Việt Nam thời chiến tranh và giai đoạn đầu thời hậu chiến, chắc chắn nhà thơ Phạm Tiến Duật là một gương mặt nổi trội, thậm chí có nhà phê bình tên tuổi từng đánh giá: “Thời ấy một mình Phạm Tiến Duật làm nên một trường phái thơ chiến tranh” mà bài thơ “Lửa đèn” là một đỉnh cao khi đoạt giải nhất cuộc thi thơ Báo Văn nghệ năm 1969-1970.

Nhạc sĩ Chu Minh: Người thầy lớn, nhân cách lớn
15:34 27/10/2023

Nhắc đến ông, không thể có cách xưng tụng nào chính xác hơn. Là nhạc sĩ lớn vì ông là tác giả của ít nhất 2 ca khúc bất hủ, có giá trị tư tưởng và nghệ thuật sâu sắc, mẫu mực, có sức lay động mãnh liệt tình cảm của công chúng. Đó là “Người là niềm tin tất thắng” và “Ta tự hào đi lên, ôi Việt Nam!”.

Một thời không quên với Báo Văn nghệ
15:32 25/10/2023

Cho đến giờ, tôi không thể nào quên được kỷ niệm cách đây hơn ba chục năm, khi chùm thơ đầu tiên của tôi gồm 3 bài: "Mưa phố vào tranh"; "Giã từ điệu nhảy"; "Những viên đá lát" in trên Báo Văn nghệ trong cuộc thi thơ toàn quốc của báo Văn nghệ năm 1989-1990.

Những rắc rối liên quan đến phần mộ nhà thơ Nguyễn Bính: "Gian nan cả lúc đã thành người xưa"
10:43 21/10/2023

Cách đây ít ngày, nhà thơ Nguyễn Bính Hồng Cầu - trưởng nữ của cố nhà thơ Nguyễn Bính với "người vợ miền Nam" Nguyễn Hồng Châu - đã vui mừng chia sẻ trên trang cá nhân của mình về việc phần mộ của cha bà là nhà thơ Nguyễn Bính tại Nam Định đang được chính quyền địa phương khẩn trương chỉnh trang, tu bổ. Vậy là sau một thời gian dài rơi vào tình trạng hoang tàn "bờ rêu cỏ mọc", nơi an nghỉ cuối cùng của thi sĩ đồng quê đã có được một diện mạo mới.

Chó sói - Những đối cực biểu tượng!
08:27 20/10/2023

Những năm cuối thế kỷ trước, khi rừng Tây Nguyên còn hoang dã, mỗi đêm rằm trăng sáng, ai ở rừng đều nghe thấy tiếng đàn sói tru. Những tiếng tru dài, thảm thiết, ghê rợn sẽ làm rùng mình, dựng tóc gáy những ai lần đầu đến vùng đất này. Tại sao sói tru vào đêm trăng? Đến nay khoa học cũng chưa trả lời được... Nhưng chắc chắn giữa đêm trăng sáng và loài sói có mối liên hệ bí hiểm nào đó!

Chuyện Bác Hồ làm sách
08:15 20/10/2023

Chúng ta đã biết nhiều đến việc Bác Hồ làm báo, viết báo, mà còn sáng lập tờ “Người cùng khổ”, “Thanh niên”, “Việt Nam độc lập”... Có thể nói, Bác Hồ là người thầy của báo chí Cách mạng Việt Nam. Nhưng còn chuyện về Bác Hồ làm sách cũng là bậc đáng nể, thì còn ít người biết. Đặc biệt là sách nêu gương những cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất, chiến đấu.

Nobel văn chương thiên tài trẻ tuổi nhất
08:00 20/10/2023

Cho đến nay, trong lịch sử Nobel văn chương, ngôi vị người trẻ tuổi nhất đoạt chiếc vương miện danh giá nhất hành tinh này chưa ai vượt qua được thi sĩ Rudyard Kipling (1865-1936) người Anh. Ông được vinh danh Nobel văn học năm 1907, ở tuổi 41.

Văn nghệ sĩ cao tuổi - nguồn nhân lực quý hiếm
11:33 15/10/2023

Văn nghệ sĩ là những người hoạt động trong nhiều lĩnh vực văn nghệ: Sáng tác, biểu diễn, nghiên cứu, giảng dạy và trong nhiều loại hình: Văn, thơ, âm nhạc, múa, xiếc, sân khấu, điện ảnh, nhiếp ảnh, hội họa. Tuổi nghề của nghệ sĩ biểu diễn ngắn hơn nghệ sĩ sáng tác, nghiên cứu lý luận.

20 năm nuôi mộng văn chương
10:24 13/10/2023

Năm 1979, Trường Viết văn Nguyễn Du được thành lập với sự nỗ lực rất lớn của lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam lúc bấy giờ. Tổng cục Chính trị (Bộ Quốc phòng) khi đó đã tạo điều kiện cho anh em văn nghệ sĩ từ các chiến trường được đi học.

Trăm năm còn lại...
20:13 23/09/2023

Năm 2008, trong một bài viết in trên Chuyên đề Văn nghệ Công an, Đại tá, nhạc sĩ Trọng Loan, khi ấy đã ở tuổi 85 chia sẻ với phóng viên, ông vừa hoàn thành cuốn hồi ký ghi lại những kỷ niệm, dấu ấn đáng nhớ trong cuộc đời hoạt động âm nhạc của mình. Và sau 15 năm, cuốn sách "Hồi ức sáng tác và các tác phẩm âm nhạc của Đại tá, Nhạc sĩ Trọng Loan" đã được ra mắt, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông (1923 - 2023)...