Tại sao Mỹ không đánh bom "trại tử thần" Auschwitz?
- Chuyến tàu định mệnh đi Auschwitz
- Những tù nhân trẻ em ở trại tập trung Auschwitz1
- Người đầu tiên bóc trần tội ác man rợ ở trại tập trung Auschwitz1
Theo kế hoạch giả định thì sẽ phá hủy lò hỏa thiêu của trại Auschwitz, mà việc này làm quá dễ dàng với chi phí thấp nhất bởi khi đó máy bay của quân Đồng Minh cũng đang oanh tạc các mục tiêu quân sự gần đó.
Tranh cãi của giới sử gia quốc tế
Vấn đề ở đây là làm thế nào máy bay có thể dừng lại để thả thêm vài quả bom xuống các buồng hơi ngạt mà không làm thương vong thêm các nạn nhân Do Thái? Nhưng nếu thả bom cũng đồng nghĩa số mạng người Do Thái ở đây cũng đi luôn một khi các buồng hơi ngạt nổ tung. Lập luận này đã có trong công trình nghiên cứu mang tiêu đề "Tại sao Auschwitz không bị đánh bom" của sử gia David Wyman, bài tiểu luận này đã gây được tiếng vang khi nó được đăng trên tạp chí Bình Luận vào năm 1978 và sau đó bài tiểu luận này đã được tích hợp vào cuốn sách "Sự chối bỏ người Do Thái" của ông Wyman được xuất bản rộng rãi vào năm 1984.
Một trang trong báo cáo Vrba-Wetzler của quân Đồng Minh tiết lộ chi tiết về cấu trúc của trại Auschwitz cùng địa điểm của các buồng hơi ngạt. |
Đáng chú ý nhất là trong một loạt các bài tiểu luận được thu thập vào năm 2000 mang tựa đề "Đánh bom Auschwitz: Liệu quân Đồng Minh có thật sự muốn làm điều đó?". Họ cho rằng đánh bom Auschwitz từ trên cao sẽ không chính xác mục tiêu, và cả đánh bom tầm thấp càng nguy hiểm hơn; đánh bom cũng gây rủi ro lớn cho các phi công từ lực lượng phòng vệ mạnh mẽ của Đức, trong khi đó vẫn có thể gây thiệt hại tối thiểu cho lò hỏa thiêu nằm ngầm dưới lòng đất; đánh bom đường sắt cũng khó thành mục tiêu vì thời gian sửa chữa khá nhanh chóng; đánh bom cũng giết hại nhiều tù nhân Do Thái trong các doanh trại liền kề lò hỏa thiêu hơn là thiệt hại nghiêm trọng cho các buồng hơi ngạt; những người đề xuất ném bom đã nêu ra tính phức tạp trong việc thu thập tin tức tình báo, thời tiết xấu và các chuyến bay tầm xa bên trên lãnh thổ kẻ thù cùng các yếu tố khác cần thiết cho chiến dịch trong vài tuần sau đó.
Mà ngay cả khi đánh bom thành công một phần thì lực lượng SS cũng sẽ tìm ra các cách khác để hiện thực hóa những mục tiêu chết người của chúng; và một nỗ lực đánh bom Auschwitz sẽ đồng thời chuyển mục đích của cuộc chiến tranh, khiến quân Đồng Minh lại trở thành kẻ tấn công cộng đồng Do Thái trong "cuộc chiến tranh Do Thái", vô tình mắc mưu kế hoạch tuyên truyền của Đức Quốc xã (ĐQX).
Vì thế cách nhanh nhất và không để bị mắc mưu là phải giành chiến thắng càng nhanh càng tốt, cứu sống toàn bộ người Do Thái ở Châu Âu. Cuộc tranh luận lại xoay quanh vấn đề nhận thức. Đứng ở góc độ quân sự, câu hỏi ở đây là: Nó có được xem xét một cách nghiêm túc? Từ góc độ đạo đức: Có thể không đánh bom không?
Ông Elie Wiesel kể lại nỗi hân hoan của các tù nhân Do Thái khi họ biết tin quân Đồng Minh đang ném bom xuống phức hợp nhà máy Buna-Monowitz tại trại Auschwitz, ngay cả khi họ cũng lo tới tính mạng của mình có thể bị vạ lây. Và chiến thắng của quân Đồng Minh trên đất Đức cuối cùng đã giải phóng trại Auschwitz và cứu mạng ông Wiesel. Suốt 40 năm trôi qua, xuất hiện một dòng văn học liên quan đến giải cứu người Do Thái kèm giả thuyết đánh bom trại Auschwitz. Sử gia Henry Feingold mô tả loại văn học này là "cuộc đối thoại của người điếc". Từ quan điểm đương đại: việc cứu người Do Thái nên là một thành phần quan trọng trong các mục tiêu của quân Đồng Minh.
Báo cáo tuyệt mật của quân Đồng Minh
Người Mỹ, người Anh, người Nga phải tự hành động để tự cứu họ, và cứu luôn 7 triệu người. Lập luận đánh bom trại Auschwitz nhằm giải cứu người Do Thái trong tình huống tiến thoái lưỡng nan xem ra hơi phản thực tế. Không rõ có bao nhiêu tù nhân đã được cứu sống từ các đợt không kích, và có bao nhiêu người đã bị phe Đồng Minh sát hại. Một câu hỏi lớn đã xoáy sâu: Tại sao phải là Auschwitz? Tại sao bảo tàng di sản Do Thái lại mở một cuộc triển lãm dành cho riêng cho "trại tử thần" này?
Vào thời điểm khi quân Đồng Minh thậm chí đang bắt đầu một cuộc không kích thì 5 trong số 6 triệu người Do Thái đã bị "đồ sát" trong nạn diệt chủng người Do Thái, 80% trong cộng đồng này đã ở nhiều nơi khác. Những địa danh ớn lạnh như Dachau và Buchenwald là nơi diễn ra các cơ sở lao động nô lệ hắc ám, nơi mà hàng ngàn người Do Thái đã làm việc tới chết; còn những địa điểm như Treblinka, Sobibor và Belzec đã trở thành các "mồ chôn người".
Auschwitz vẫn là "địa ngục" khủng khiếp nhất. Một khu vực chỉ rộng đúng 16 dặm vuông và được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, là nơi tàn sát hàng triệu người Do Thái cùng với 100.000 tù nhân khác. Auschwitz là "trại hủy diệt" tồn tại dai dẳng nhất, các buồng hơi ngạt của nó chỉ bị đóng cửa vào tháng 11 - 1944, và người Nga giải phóng hoàn toàn nơi này vào tháng Giêng năm 1945. Theo thời gian, Auschwitz trở thành bộ mặt "khủng bố" của nạn diệt chủng Do Thái. Giáng một đòn chí tử vào Auschwitz sẽ là biểu tượng cho việc chống lại nạn diệt chủng ĐQX.
Oanh tạc cơ Con Muỗi của quân đội Anh từng được lên kế hoạch sẽ dùng để đánh bom trại Auschwitz. |
Nhưng việc không đánh bom Auschwitz cũng thể hiện sự bất lực của giới lãnh đạo thời chiến và hành động "phản bội" của quân Đồng Minh. Sử gia về diệt chủng Do Thái, bà Deborah Lipstadt, đã gọi lối suy nghĩ này là "chủ nghĩa hiện tại: áp dụng các tiêu chuẩn đương đại hoặc không phù hợp vào quá khứ". Bà Lipstadt chỉ đích danh các sự kiện lịch sử liên quan đến đánh bom Auschwitz thường liên quan đến một chuỗi các vấn đề chính trị, tôn giáo và ý thức hệ đương thời".
Thứ mà giới lãnh đạo Do Thái và quân Đồng Minh lo ngại trong công cuộc giải cứu vào giữa thời kỳ Đại chiến tranh thế giới lần II (ĐCTGII) là một quyết định tức thời. Khung thời gian đánh bom khá hẹp: 6 tháng mùa Hè và mùa Thu năm 1944. Auschwitz từng vuột khỏi tầm ngắm của các máy bay ném bom của quân Đồng Minh cho đến khi Không lực số 15 (Mỹ) thiết lập một chiến dịch toàn diện tại căn cứ không quân Foggia (miền Nam nước Ý) vào mùa Xuân năm 1944.
Việc trục xuất người Do Thái của Hungary đến trại Auschwitz (cộng đồng Do Thái quan trọng cuối cùng định cư ở Châu Âu) đã bắt đầu vào ngày 15-5-1944 và kéo dài tới ngày 8-7-1944. Cuối tháng 6-1944, quân Đồng Minh đã nắm được thông tin về các đợt trục xuất người Hungary và nơi sẽ là "mồ chôn" của họ.
Cùng lúc đó, quân Đồng Minh đã trưng ra báo cáo Vrba-Wetzler liệt kê chi tiết nhiều chức năng của trại Auschwitz và địa điểm tọa lạc của nó (báo cáo tuyệt mật này đã được 2 người Do Thái bí mật vẽ ra và đào tẩu khỏi Ba Lan vào mùa Xuân năm 1944) cùng với sự hợp tác từ nguồn Do Thái Slovakia.
Tính phức tạp của không chiến
Tin tức về báo cáo Vrba-Wetzler đã tạo nên một cơn địa chấn trong bối cảnh cuộc xâm lược Normandy. Vào những ngày trước sự kiện D-Day, quân Đồng Minh đã rơi vào một trận chiến tuyệt vọng để chiếm lấy không phận và không đạt được kỳ tích nào cho mãi đến thời khắc cuối cùng trước sự kiện đổ bộ. Trận không chiến này nhằm đẩy lùi lực lượng Wehrmacht nhằm tránh cho quân Đức củng cố lực lượng ở Normandy.
Cùng lúc đó, Không lực số 15 của Mỹ đã oanh tạc các mỏ dầu Ploesti ở Rumani làm kiệt quệ nguồn dầu thô quan trọng của ĐQX, làm tê liệt xe tăng của chúng, đồng thời làm suy giảm đáng kể khả năng không chiến của quân Đức.
Cho mãi đến các tháng 7 và 8-1944, các oanh tạc cơ hạng nặng của Mỹ đã có thể tiến hành nhiều trận không kích tấn công các mỏ dầu tổng hợp ở Silesia (nguồn cung dầu cho trại Auschwitz). Người Mỹ và quân Đồng Minh đang chiếm ưu thế, tại sao không phái vài máy bay ném bom để đốn sập các buồng hơi ngạt?
Các nhà phê bình chỉ ra rằng phức hợp Buna-Monowitz tại Auschwitz đã bị đánh bom ngẫu nhiên vào tháng 9-1944. Nhưng không chiến không đi theo hướng này. Sử gia kiêm nhà lưu trữ hồ sơ của Không lực Mỹ, ông James Kitchens, đã chỉ ra rằng đánh bom Auschwitz là một chiến dịch phức tạp bao gồm trinh sát hình ảnh, thách thức hoa tiêu và các hoạt động diễn tập tấn công bằng oanh tạc cơ mà thường diễn ra vài tuần.
Hơn nữa, máy bay Mỹ còn phải đối mặt với một hệ thống radar tinh vi khi bay sâu vào lãnh thổ Đức và vấp phải sự kháng cự hung hăng của oanh tạc cơ Đức, súng hạng nặng ở Buna và thời tiết xấu. Với các hành động kháng cự nhẹ của quân Đức, sử gia quân sự Williamson Murray cho rằng Không lực Mỹ đã phải tổn thất 30% số phi công của họ; người Anh còn tổn thất nhiều hơn khi họ mất một nửa số phi công trong cuộc chiến.
Chưa hết gian nan. Làm thế nào để hủy diệt lò thiêu người khi nó nằm ngầm dưới đất? Các phi công lái oanh tạc cơ Mỹ đã báo cáo về việc họ phá hủy các tuyến đường sắt ở Berlin vào cuối tháng 4-1944, rằng cứ 5 máy bay chiến đấu thì có 1 chiếc sẽ trở thành mục tiêu trong phạm vi 5 dặm.
Sử gia James Kitchens ước tính rằng các doanh trại nằm xấp xỉ các buồng hơi ngạt sẽ trúng ít nhất 25% lượng bom thả ngay trong khu vực đông đúc nhà cửa mà không có sự bảo vệ, có thể làm chết từ 2.000 đến 3.000 tù nhân Do Thái. Lưu ý rằng một vụ đột kích tương tự đã xảy ra tại nhà máy sản xuất vũ khí tại Buchenwald đã để lại 1.750 người thương vong và hơn 300 người tử vong.
Các nhà phê bình cho rằng người Mỹ có thể đã sử dụng oanh tạc cơ hạng trung B-25 nhưng loại máy bay này lại yêu cầu phải một đàn các chiến đấu cơ khác bay theo để bảo vệ, vì vậy cũng làm mất luôn yếu tố gây bất ngờ. Sử gia David Wyman lại nghĩ đến cách mà người Anh có thể sử dụng oanh tạc cơ Muỗi với các khả năng tàng hình và độ chính xác cao.
Những oanh tạc cơ Muỗi làm bằng gỗ và không trang bị thiết bị bảo hộ, nó lệ thuộc vào tốc độ và mưu mẹo. Họ đã thành công trong các cuộc không kích chẳng hạn như cuộc tấn công vào nhà tù Amiens, nhưng ý tưởng rằng các oanh tạc cơ Mỹ có thể bay hơn 600 dặm trong im lặng vô tuyến nhằm thực hiện một cuộc tấn công chính xác vào các buồng hơi ngạt và trở về nhà an toàn thì nói theo cách của sử gia James Kitchens chỉ là "ăn mày niềm tin".
Ông Richard Levy, người đã viết và giảng về đánh bom trại Auschwitz thì lập luận xa hơn rằng các oanh tạc cơ của người Anh không đủ tầm bắn để bỏ bom Auschwitz cùng các giải pháp của sử gia David Wyman về dùng oanh tạc cơ hạng trung B-25 Mitchell ở độ cao vừa phải và tiêm kích P-38 Lightnings đều "mắc lỗi nghiêm trọng". Ở đây lại nảy sinh một giả thuyết rằng vụ đánh bom Auschwitz có thể đủ gây thiệt hại cho lò thiêu người và tạo ra một trạng thái hỗn loạn đủ cho các tù nhân thoát ra.
Liệu nó có phải là một giải pháp khả thi không? Các vụ nổi loạn ở Sobibor và Treblinka cho thấy rằng chỉ một lượng nhỏ tù nhân Do Thái trốn thoát, còn lại đều bị tàn sát, vì cả 2 đều là trại hủy diệt nên là tù nhân không còn gì để mất. Riêng đánh bom Auschwitz không chỉ khiến cho kẻ thù ngạc nhiên mà tù nhân cũng sửng sốt không kém.
Ngay cả những tù nhân may mắn thoát ra ngoài cổng Auschwitz cũng bị săn lùng bởi số đông dân số Ba Lan (và chỉ có hơn 200.000 người Do Thái trong thời kỳ ĐQX chiếm đóng). Và trong thời gian chờ sửa chữa các buồng hơi ngạt, bọn SS sẽ tìm ra các giải pháp thay thế để giết nhiều người Do Thái càng tốt. Sử gia về Adolf Hitler, ông Gerhard Weinberg, viết rằng: "Ý tưởng chặn đứng chương trình giết người của Adolf Hitler và bè lũ tay sai chỉ bằng cách làm đình trệ đường sắt hay làm nổ tung buồng hơi ngạt xem ra là hết sức vô lý".