Gặp họa sĩ Lê Thiết Cương vào một ngày đầu thu trong không gian rất đẹp ở phố cổ Hà Nội, câu chuyện giữa chúng tôi không chỉ nói về mỹ thuật mà cả những ký ức về một thời đã qua và quan điểm của anh trong sáng tạo nghệ thuật...
Gặp họa sĩ Lê Thiết Cương vào một ngày đầu thu trong không gian rất đẹp ở phố cổ Hà Nội, câu chuyện giữa chúng tôi không chỉ nói về mỹ thuật mà cả những ký ức về một thời đã qua và quan điểm của anh trong sáng tạo nghệ thuật...
Chúng tôi gặp nhà báo Trần Mai Hưởng, nguyên Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam khi ông vừa trở về sau chuyến chu du nước bạn Lào cùng mấy người bạn bằng ô tô. Sở dĩ chúng tôi mời ông là nhân vật trò chuyện trên số báo ra đúng dịp kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), bởi ông không chỉ là nhà báo nổi tiếng, từng làm công tác quản lý báo chí mà còn là người có vinh dự đặc biệt chứng kiến những thời khắc lịch sử của đất nước trưa ngày 30/4/1975 tại Dinh Độc Lập. Và, câu chuyện giữa chúng tôi, ngoài những ký ức về một thời đã qua còn là những suy ngẫm về hôm nay...
Ở tuổi 85, nhà thơ Vũ Quần Phương vẫn chưa bao giờ nghĩ mình đã già. Ông vẫn còn cái hăm hở, háo hức với cuộc đời, làm thơ giễu mình và giễu đời. Từ một cậu bé Phương mất bố lúc 5 tuổi rưỡi, lên Hà Nội trọ học, đến một sinh viên y khoa xuất sắc, vị bác sĩ giỏi và một nhà thơ nổi tiếng của thế hệ thơ chống Mỹ, ngẫm lại, đôi khi, ông thấy đời như một trò đùa...
9 năm “ăn ngủ” cùng ả đào với hai lần phải cấp cứu vì chảy máu dạ dày, người gầy rộc vì thiếu ngủ, cuối cùng, nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền cũng đã giải mã được bí mật của tiền nhân về nghệ thuật ả đào. Một cuộc lội ngược dòng lịch sử mà Giáo sư Tô Ngọc Thanh từng khẳng định là “vô tiền khoáng hậu”.
Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.
Trong hội họa Việt Nam đương đại, cái tên Thành Chương là một giá trị. Xếp ông vào hàng danh họa đương đại Việt Nam xứng đáng bởi những gì ông đã cống hiến cho nền nghệ thuật nước nhà. Cuộc trò chuyện của chúng tôi với ông diễn ra giữa không gian Việt Phủ đầy nắng và mùi thơm của trầm, của thiên nhiên, cỏ cây thanh khiết...
Giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc Nhân dân Trần Hậu Khang, một trong những chuyên gia hàng đầu của chuyên ngành da liễu Việt Nam và châu Á vừa ra mắt cuốn sách “Bệnh da hiếm gặp”. Cuốn sách là một công trình khoa học đúc kết trong suốt 40 năm làm nghề, cống hiến, tận tụy với chữ “Thương” mà ông luôn tâm niệm trong suốt hành trình của mình.
Suốt hơn 30 năm hành nghề bóng đá, huấn luyện viên (HLV) Philippe Troussier trải qua những thất bại, thành công, tung hô, chỉ trích... nhưng quan điểm bóng đá của ông không hề thay đổi: Khái niệm thành công trong bóng đá tùy thuộc vào góc nhìn và mục tiêu nghề nghiệp của mỗi người. Có lẽ, bởi quan điểm này, công việc của ông là một trong những chủ đề thể thao được bàn luận nhiều nhất ở Việt Nam năm qua.
Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam thuộc Tổ chức Động vật châu Á nằm ẩn mình giữa rừng núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc). Chị Heidi Quine - Giám đốc Quản lý gấu và thú y của Trung tâm, một phụ nữ Australia đã gắn bó với nơi này gần 10 năm qua luôn hết mình với công việc bảo tồn và mang lại phúc lợi cho động vật hoang dã.
Nhà văn, nhà phê bình Ngô Thảo là người dành cả cuộc đời nghiên cứu về văn hóa, nghệ thuật. Ở tuổi ngoài 80, ông vừa cho ra mắt 4 cuốn sách: "Bốn nhà văn nhà số 4", "Nghiêng trong bóng chiều", "Lặng lẽ những đời văn", "Văn hóa trong phát triển". 3 cuốn trong số ấy đoạt các giải thưởng lớn. Ông dành cho phóng viên Chuyên đề ANTG Giữa tháng - Cuối tháng cuộc trò chuyện vào những ngày đầu năm mới, bắt đầu từ cuốn sách "Văn hóa trong phát triển".
Gặp Thomas Wilber sau khi tham quan trưng bày chuyên đề "Thang âm cuộc chiến" tại di tích Nhà tù Hỏa Lò, chúng tôi bị lôi cuốn bởi câu chuyện khá đặc biệt nhưng cũng thấm đẫm tình người của cha con ông - hai cựu binh Mỹ yêu chuộng hòa bình và luôn vun đắp cho mối quan hệ Việt - Mỹ ngày càng nồng ấm.
Đào Đức Duy (Duy Đào) là cái tên đang rất “hot” trên truyền thông thời gian gần đây. Anh là người Việt Nam duy nhất từ trước đến nay được đề cử Giải thưởng Grammy, cũng là đại diện duy nhất và đầu tiên của các nước Đông Nam Á được đề cử hạng mục “Thiết kế ấn phẩm đặc biệt xuất sắc nhất”.
Truyền thông quốc tế từng ví công chúa Thái Lan Sirivannavari Nariratana là "hoàng thân đa tài nhất thế giới". Bên cạnh công việc của một nhà thiết kế thời trang, cô đã tham dự SEA Games và Á vận hội ở hai môn thể thao khác nhau.
Phòng làm việc của Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Phúc - Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối về ghép bộ phận cơ thể người, Phó Chủ tịch Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là một không gian xanh, từ bàn ghế, tủ tài liệu đến tranh treo tường. Trong không gian đó, cuộc trò chuyện này đã có một khởi đầu đặc biệt.
Trở lại Việt Nam lần này để dự lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ IX-2023, tác giả, nhà nghiên cứu Kerry Nguyễn-Long đã cùng chồng là ông Nguyễn Kim Long dành trọn một tuần để tận hưởng tiết thu Hà Nội. Với ông bà, đây là khoảng lặng bình yên đầy hạnh phúc sau chặng đường mấy chục năm tìm kiếm không mệt mỏi để mang lại vị trí xứng đáng cho nghệ thuật của Việt Nam. Trao đổi với PV Chuyên đề ANTG Giữa tháng - Cuối tháng, người phụ nữ Australia này đã chia sẻ về cơ duyên và hành trình nghiên cứu nghệ thuật truyền thống Việt Nam.
Chúng tôi gặp Phạm Quang Huy vào một buổi chiều thu đầu tháng 10 khi chủ nhân tấm Huy chương Vàng môn bắn súng tại ASIAD-19 vừa trở về từ Trung Quốc. Xạ thủ sinh năm 1996 đã chia sẻ về quãng thời gian chưa đầy 24 tiếng gặp gỡ gia đình rồi lại nhanh chóng quay lại luyện tập cho những giải đấu lớn mới. Quãng đường gắn bó của chàng trai đất Cảng với môn bắn súng đã kéo dài 11 năm với nhiều vui buồn và những câu chuyện lần đầu được hé lộ.
Ở tuổi ngoài thất thập, nhà Việt Nam học hàng đầu Nhật Bản vẫn gây ấn tượng mạnh về sự uyên bác và lối nói chuyện hóm hỉnh.