Khẳng định “chủ quyền” cây đàn bầu Việt Nam
- Nhạc sĩ Châu Á Thái Bình Dương thích thú tìm hiểu cây đàn bầu Việt Nam
- Cây đàn bầu cải tiến của Thế Viên
- Người mang tiếng đàn bầu ra Đảo Ngọc
- Có một "Tiếng đàn bầu" hơn mọi đàn bầu
Đây được coi là một trong những hoạt động cấp thiết khi cây đàn bầu được nhiều nhà nghiên cứu, nghệ sĩ cảnh báo đang bị quốc gia khác lăm le giành “bản quyền” .
Tại hội thảo, các nhà nghiên cứu, nghệ nhân, nghệ sĩ, giảng viên đàn bầu cùng phân tích, tổng kết, đánh giá lại toàn bộ những vấn đề về đàn bầu và vai trò của nó trong văn hóa Việt Nam.
NSND Nguyễn Tiến giới thiệu về cây đàn bầu Việt Nam. |
Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cũng chia sẻ, trong nhiều năm qua, chúng ta đã có nhiều bài viết, luận văn, luận án, công trình nghiên cứu, đề tài cải tiến nhạc cụ về đàn bầu, nhưng để cho cây đàn bầu được lưu truyền, phát triển lâu dài, bền vững thì còn khá nhiều việc phải làm ngay.
Ngoài việc tổng kết, đánh giá lại một cách khoa học toàn bộ các vấn đề về lịch sử, ý nghĩa xã hội, giá trị văn hóa, chức năng nghệ thuật, kỹ thuật trình diễn, việc làm cấp thiết trước mắt còn là quy chuẩn hóa, đưa ra tiêu chuẩn đo lường quốc gia cho đàn bầu.
Tránh tình trạng tùy tiện, không thống nhất trong chế tác, sử dụng đàn bầu, nhất là trong khuynh hướng chúng ta cần phải hội nhập khu vực và quốc tế để phát triển hiện nay.