Đẩy mạnh chuyển đổi số, hình thành mạng lưới thư viện hiện đại
- Bước vào thư viện hay kết nối với tri thức?
- Từ văn hóa Thư viện đến sự cần thiết của xã hội lý tính
- Phối hợp tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, thư viện cho người lầm lỗi
Số hóa 70% tài liệu cổ, quý hiếm tại các thư viện
Theo mục tiêu chương trình đặt ra, đến năm 2025, 70% tài liệu cổ, quý hiếm và bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học do các thư viện có vai trò quan trọng thu thập và quản lý được số hóa. 70% tài liệu nội sinh, các công trình nghiên cứu khoa học do các thư viện chuyên ngành, thư viện đại học thu thập và quản lý được số hóa.
100% thư viện công lập có vai trò quan trọng được Nhà nước ưu tiên đầu tư cùng với Thư viện Quốc gia Việt Nam, thư viện công cộng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thiện và phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, triển khai liên thông, chia sẻ tài nguyên và sản phẩm thông tin thư viện theo chức năng, nhiệm vụ, văn bản hợp tác.
Phòng đọc trên 200 chỗ ngồi của Thư viện thuộc Học viện Cảnh sát Nhân dân |
100% thư viện có vai trò quan trọng, thư viện công cộng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thư viện đại học và thư viện chuyên ngành ở trung ương có trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ trực tuyến, tích hợp với thành phần dữ liệu mở của Hệ tri thức Việt số hóa.
80% thư viện chuyên ngành và thư viện đại học khác, 60% thư viện cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục khác có trang thông tin điện tử có khả năng cung cấp dịch vụ trực tuyến trên nhiều phương tiện truy cập (trừ các dịch vụ thuộc phạm vi bí mật nhà nước và dịch vụ đọc hạn chế).
100% người làm công tác thư viện được đào tạo và đào tạo lại, cập nhật các kiến thức, kỹ năng vận hành thư viện hiện đại. 60% số thư viện trong cả nước trở lên được kiểm tra, quản lý thông qua hệ thống quản lý thông tin của cơ quan quản lý.
Đến năm 2030, tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển thư viện số, thực hiện liên thông ở mọi loại hình thư viện, bảo đảm cung ứng hiệu quả dịch vụ cho người sử dụng thư viện mọi nơi, mọi lúc.
Chú trọng đảm bảo an toàn, an ninh mạng, dữ liệu số tin cậy
Để hoàn thành các mục tiêu đặt ra, chương trình đưa ra nhiều nhiệm vụ và giải pháp. Riêng về phát triển dữ liệu số, các thư viện lực lượng vũ trang nhân dân ưu tiên số hóa tài liệu quý hiếm, tài liệu về quân sự, an ninh, các đề tài chiến tranh cách mạng…
Thư viện Quốc gia Việt Nam và thư viện công cộng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ưu tiên số hóa tài liệu địa chí, tài liệu cổ, quý hiếm, bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học. Thư viện chuyên ngành ưu tiên số hóa tài liệu nội sinh, quý hiếm, tài liệu tham khảo, tài liệu có nhu cầu sử dụng cao. Thư viện đại học và các thư viện cơ sở giáo dục khác ưu tiên số hóa tài liệu tham khảo, học liệu, tài liệu nội sinh gắn với chương trình đào tạo.
Về bảo đảm an toàn, an ninh mạng, chương trình triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh mạng, quản lý và giám sát an toàn thông tin, bảo mật dữ liệu, đảm bảo cơ chế sao lưu, phục hồi máy chủ, máy chạm, các thiết bị đầu cuối liên quan.
Tổ chức lực lượng ứng cứu sự cố an an toàn, an ninh mạng. Xây dựng hạ tầng, nền tảng số, dữ liệu số bảo đảm thông tin tin cậy, an toàn, lành mạnh. Phát triển hệ thống nền tảng, hạ tầng,mạng lưới gắn với đảm bảo an toàn an ninh mạng, có khả năng tự sàng lọc, phát hiện mã độc tấn công, bảo vệ ở mức cơ bản.
Chương trình còn đưa ra nhiều giải pháp cụ thể khác về tăng cường tuyên truyền, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, hoàn thiện cơ chế, chính sách và các quy định của pháp luật, xây dựng và phát triển nền tảng số, hoàn thiện và phát triển hạ tầng số của ngành thư viện.