Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa
- “Se duyên” trang phục truyền thống Việt Nam và Ấn Độ
- Nơi giữ hồn trang phục truyền thống của người Nùng An
- Trang phục truyền thống Việt: Câu hỏi chưa có lời giải1
Theo đó, giai đoạn 2020 - 2025, tỉnh sẽ tập trung xây dựng mô hình điểm về bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Raglai tại huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh. Tỉnh triển khai mặc trang phục truyền thống tại các trường dân tộc nội trú đối với các học sinh là người dân tộc thiểu số thuộc các cấp học. Tỉnh phấn đấu từ năm 2022 trở đi, 100% học sinh là người dân tộc thiểu số các cấp mặc trang phục truyền thống 2 buổi/tuần và trong các dịp lễ, Tết.
Trong thời gian này, tỉnh Khánh Hòa đã kiểm kê, lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể về trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Qua đó tiếp tục tăng cường quảng bá, đẩy mạnh tuyên truyền bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể trang phục truyền thống các dân tộc thông qua lễ hội văn hóa, hội diễn nghệ thuật, trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội.
Giai đoạn 2026 - 2030, tỉnh Khánh Hòa tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các biện pháp nêu trên; đồng thời tổ chức các gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm trang phục dân tộc tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn; tổ chức liên hoan trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc tỉnh Khánh Hòa. Tỉnh tiếp tục tập huấn, truyền dạy nghề dệt thổ cẩm trang phục truyền thống; vinh danh Nghệ nhân Ưu tú, Nghệ nhân Nhân dân về nghề thủ công có liên quan đến trang phục truyền thống.
Kinh phí thực hiện Đề án được sử dụng từ nguồn ngân sách Trung ương, địa phương đối ứng và lồng ghép trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và từ nguồn xã hội hóa.
Toàn tỉnh Khánh Hòa có 34 dân tộc thiểu số sinh sống với gần 73.000 người; trong đó, nhiều nhất là dân tộc Raglai (khoảng 76%), TRin (7,78%), Ê Đê (5,44%), Hoa (4,14%)...