Livestream bán hàng nông sản tiếp cận thị trường Trung Quốc

Thứ Năm, 16/11/2023, 08:22

“Với kênh livestream bán hàng trực tuyến, lần đầu tiên những doanh nghiệp (DN) khởi nghiệp, những chủ thể OCOP và cả những người nông dân Việt không chỉ bán sản phẩm của mình làm ra, mà còn biết kể câu chuyện về sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ và đặc biệt là bán cảm xúc, niềm tự hào về sản phẩm của địa phương mình”, ông Nguyễn Minh Tiến – Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho biết.

“Với kênh livestream bán hàng trực tuyến, lần đầu tiên những doanh nghiệp (DN) khởi nghiệp, những chủ thể OCOP và cả những người nông dân Việt không chỉ bán sản phẩm của mình làm ra, mà còn biết kể câu chuyện về sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ và đặc biệt là bán cảm xúc, niềm tự hào về sản phẩm của địa phương mình”, ông Nguyễn Minh Tiến – Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho biết tại tọa đàm “Thúc đẩy bán hàng online qua các nền tảng trực tuyến cho cộng đồng doanh nông trẻ và các chủ thể OCOP” do Sở Công thương TP Hồ Chí Minh, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao và VCCI Cần Thơ tổ chức ngày 15/11 tại TP Hồ Chí Minh.

346108391_659662086237224_1435428187392232170_n.jpg -0
Khách du lịch thưởng thức sản phẩm OCOP mật hoa dừa.

Theo ông Nguyễn Minh Tiến, thương mại điện tử (TMĐT) phát triển nhanh trong những năm qua, đặc biệt là từ đại dịch COVID -19 đã làm thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng (NTD) thế giới và cả người Việt. Khi bán hàng trên các sàn TMĐT, đặc biệt là nông sản trong chương trình OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm), hầu hết các chủ thể là các DN, Hợp tác xã nên còn hạn chế về năng lực và khả năng tài chính, hạn chế về cạnh tranh giá cả, cạnh tranh chế độ ưu đãi, các chiến dịch quảng bá... đó là những khó khăn khi triển khai việc bán sản phẩm OCOP trên sàn TMĐT.

Tuy nhiên, khi Tiktok Shop được cấp giấy phép ở Việt Nam thì Trung tâm cũng đã tìm ra phương thức để có thể trợ giúp hiệu quả cho các chủ thể OCOP. Từ tháng 3/2023 khi Bộ NN&PTNT giao cho Trung tâm việc hỗ trợ cho các chủ thể OCOP truyền thông hiệu quả các sản phẩm của địa phương, Trung tâm đã tổ chức 24 phiên chợ OCOP ở 24 địa phương với 700 phiên livestream sản phẩm thu về 100 tỷ đồng. Đến nay, với 10.800 sản phẩm OCOP là 10.800 giá trị bản địa, 10.800 quy trình sản xuất, nguồn gốc xuất xứ được NTD tiếp cận trực tiếp thông qua các buổi livestream của Trung tâm phối hợp với các chủ thể OCOP địa phương.

Để bán hàng trên TMĐT hiệu quả, bà Nguyễn Thị Thúy Phượng – Viện trưởng Viện Ứng dụng KHCN và đào tạo Mekong cho biết, việc định vị chọn sản phẩm cho từng phân khúc thị trường là việc cần thiết. Vì vậy, các hiệp hội, các hội quán, HTX các cơ quan quản lý Nhà nước cần hỗ trợ để giúp người nông dân, người bán hàng thông qua kênh TMĐT chọn ra những sản phẩm phù hợp với từng phân khúc, từng thị trường.

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Minh Tiến, không chỉ livestream bán hàng ở thị trường trong nước, sắp tới hình thức này còn được triển khai đến thị trường nước ngoài, đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Vừa qua Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp cũng đã đi khảo sát ở thị trường Trung Quốc và thấy được tiềm năng rất lớn. Trước đây, 90% nông sản của Việt Nam tiêu thụ ở các vùng phía Nam như Quảng Đông, Quảng Tây… nhưng chúng ta có thể đi sâu vào vùng nội địa của Trung Quốc. Đó là thị trường lớn, với dư địa rất lớn. Trung tâm hướng tới thí điểm thuê các kho ngoại quan tại các địa điểm nằm sâu trong nội địa Trung quốc, trước hết là yến, trái cây chế biến… sau này khi tổ chức logistics tốt hơn thì đưa vào đó sản phẩm trái cây tươi.

T.Hà
.
.
.