Giá lương thực và giá xăng dầu kéo chỉ số giá tiêu dùng tăng

Thứ Bảy, 29/10/2022, 16:39

Ngày 29/10, Tổng cục Thống kê công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2022 tăng 0,15%.

Có 9 nhóm hàng hoá, dịch vụ cơ bản tăng giá. Trong đó, nhóm giáo dục có mức tăng cao nhất do một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tăng học phí năm học mới 2022-2023 đối với các trường mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên công lập trên địa bàn.

Ngoài ra, một số cơ sở giáo dục ngoài công lập phải tự chủ về kinh phí điều chỉnh mức tăng học phí phù hợp với quy định. Bên cạnh đó, vào năm học mới nên nhu cầu mua sắm sách vở và các dụng cụ học tập tăng. Giá sách giáo khoa tăng 0,29%; giá vở, giấy viết các loại tăng 0,09%; bút viết các loại tăng 0,18% so với tháng trước.

Nhóm tăng cao tiếp theo là nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,69% (làm CPI chung tăng 0,13 điểm phần trăm) do sinh viên bắt đầu đi học nên nhu cầu thuê nhà tăng cao làm giá tiền thuê nhà ở tăng 8,85%...

Giá lương thực và giá xăng dầu kéo kéo chỉ số giá tiêu dùng tăng -0
Lạm phát cơ bản tăng 2,14%, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2,89%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và giá xăng dầu.

Hai nhóm hàng hoá giảm gồm giao thông và bưu chính viễn thông.

Bình quân 10 tháng năm 2022, CPI tăng 2,89% so với cùng kỳ năm trước; tăng 4,16% so với tháng 12/2021 và tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 10 tháng năm 2022, CPI tăng 2,89% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,14%, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2,89%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và giá xăng dầu.

Các nguyên nhân khiến CPI 10 tháng đầu năm tăng do bình quân 10 tháng năm nay so với cùng kỳ năm trước, giá xăng dầu trong nước tăng 36,01%, tác động làm CPI chung tăng 1,3 điểm phần trăm. Giá gas trong nước biến động theo giá gas thế giới, giá gas 10 tháng năm nay tăng 15,35% so với cùng kỳ năm trước, góp phần làm CPI chung tăng 0,22 điểm phần trăm.

Dịch COVID-19 được kiểm soát, nhu cầu ăn ngoài nhà hàng tăng nên giá ăn uống ngoài gia đình bình quân 10 tháng tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI chung tăng 0,4 điểm phần trăm.

Nhà ở và vật liệu xây dựng 10 tháng năm nay tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, tác động làm CPI chung tăng 0,46 điểm phần trăm.

Giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu làm cho giá gạo 10 tháng tăng 1,16% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI chung tăng 0,03 điểm phần trăm.

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá vàng tháng 10/2022 tăng 0,5% so với tháng trước; tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2021; bình quân 10 tháng năm 2022 tăng 6,08%.

Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 10/2022 tăng 1,84% so với tháng trước và tăng 5,42% so với cùng kỳ năm 2021; bình quân 10 tháng năm 2022 tăng 1,17%.

Lưu Hiệp
.
.
.