Nợ xấu tiếp tục đặt ra thách thức cho các nhà quản lý
- Ngàn tỷ nợ xấu sẽ đi đâu?
- Minh bạch để tạo đột phá xử lý nợ xấu
- Chuyển nợ xấu thành vốn đầu tư: Không hiệu quả
- Xử lý nợ xấu: Để luật chuyển thành lực3
Theo đó, Việt Nam tiếp tục giành thị phần toàn cầu ở một số mặt hàng trọng điểm, từ quần áo đến mặt hàng điện tử, phản ánh phần nào sự hội nhập của nền kinh tế trong nước vào chuỗi cung ứng khu vực của các công ty đa quốc gia. Lực lượng lao động có năng lực cạnh tranh cao của Việt Nam cũng là yếu tố thu hút quan trọng, giúp Việt Nam giải ngân dòng vốn FDI đạt kỷ lục trong năm 2016. Các nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu đến từ ba nước Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore.
Nói chung, các chỉ số kinh tế vĩ mô đều khá lạc quan. Nhưng câu hỏi đặt ra là “làm sao để Việt Nam phát triển bền vững?”.
Theo các chuyên gia của HSBC, để trả lời câu hỏi này, đầu tiên chúng ta phải thừa nhận tầm quan trọng của chi tiêu công ở Việt Nam. Nếu không tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế tốc độ nhanh sẽ không thể bền vững. Tăng trưởng chi tiêu công mạnh mẽ cũng là nền tảng trong việc giữ nhu cầu trong nước sôi nổi. Chi tiêu công và các chính sách thuế chính vì vậy cũng rất quan trọng.
Tuy nhiên, HSBC cho rằng, mặc dù hiệu quả trong chi tiêu Chính phủ và thu thuế đã tăng lên, nhưng nợ công vẫn chịu nhiều áp lực. Phần lớn các khoản nợ này là dạng cho vay hỗ trợ phát triển dài hạn mà nhiều khả năng ảnh hưởng đến sự chuyển đổi kinh tế từ một nước thu nhập thấp sang một nước thu nhập trung bình.
Ngành sản xuất vẫn là yếu tố quan trọng đưa Việt Nam đạt được tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. |
Theo HSBC, cải cách xung quanh tài chính công không nên chỉ bao gồm quản lý hiệu quả hơn các nguồn quỹ công và quản lý tốt hơn các khoản nợ, mà còn phải cổ phần hóa nhanh các doanh nghiệp Nhà nước.
Ngoài việc giúp tăng doanh thu, việc bán cổ phần Nhà nước trong các doanh nghiệp Nhà nước sẽ giúp giảm những gánh nặng chi phí tiềm năng trong tương lai như các khoản trợ cấp, và nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp Nhà nước. Hiện tỷ lệ thoái vốn trung bình ở các doanh nghiệp Nhà nước là 8%. Như vậy, Nhà nước vẫn nắm giữ 92% vốn điều lệ sau cổ phần hóa.
Theo phân tích của HSBC, kinh tế Việt Nam đã đạt nhiều mặt tích cực trong năm 2016, nhưng có thể áp lực lạm phát quay lại. Đồng thời, nợ xấu vẫn nhiều hơn nợ tổng thể và điều này tiếp tục đặt ra những thách thức cho các nhà quản lý. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ (tỷ lệ NPL) đã giảm dần khi Công ty Quản lý Tài sản Việt Nam đã mua các tài sản yếu kém từ các ngân hàng.
Tuy nhiên, những nguy cơ tín dụng tiềm ẩn và suy giảm vốn liên kết vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn. Chính vì vậy, các chuyên gia HSBC cho rằng, việc giải quyết nợ xấu kéo dài cần có những trọng tâm chính sách đặc biệt và có thể thêm vào gánh nặng nợ công.
Đối với nợ công của Việt Nam đang tăng lên, HSBC cho rằng, đó không hẳn là một điều xấu, vì trong bối cảnh tăng trưởng mạnh, chắc chắn cần thiết phải tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh. Tuy nhiên, trong thời gian dài, có thể phải đảm bảo việc điều điều tiết tăng trưởng nợ. Việc hiện đại hóa và tăng trưởng ngoạn mục của Việt Nam có được là nhờ sự gia tăng nhanh hơn về nợ công của quốc gia.
Quốc hội Việt Nam đã thông qua một nghị quyết Chính phủ tăng giới hạn trên của nợ Chính phủ lên 54% GDP so với mức 50% trước đây. Quốc hội cũng đã đặt mục tiêu doanh thu đạt 6.846 ngàn tỷ đồng (tương đương 306,51 tỷ USD) cho 5 năm tới, trong khi không thay đổi trần nợ công và nợ nước ngoài ở mức tương ứng 65% và 50% GDP.
“Trong bối cảnh lạm phát gần hơn với mức giới hạn trên 5% do Ngân hàng Nhà nước đề ra, lạm phát thực sự là một vấn đề cần phải lưu ý nhưng đó không thực sự là một mối lo ngại hoàn toàn”, HSBC lưu ý.
HSBC dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2017 gồm: Quý I tăng 6,3%; quý II tăng 6,4%; quý III tăng 6,7%, quý IV tăng 6,8%. Đồng thời, lạm phát có thể sẽ dao động từ 4,4% đến 4,8% trong mỗi quý.