Chủ động tìm hướng xuất khẩu gạo trong tình hình dịch COVID-19
- Hàng trăm cán bộ Bảo Việt hiến máu trong dịch Covid-19
- CSGT Quảng Nam nỗ lực phòng chống dịch Covid-19
- Lùi thời gian tổ chức Festival Huế để phòng dịch Covid-19
Trong khi đó, diễn biến do dịch cúm Covid-19 gây ra những ngày qua vẫn đang khiến cả thế giới lo ngại.
Cùng với một số điều chỉnh về chính sách quản lý nhập khẩu của một số quốc gia, trong đó có quốc gia là đối tác truyền thống của Việt Nam, hạt gạo xuất khẩu của nước ta trong năm 2020 liệu sẽ bị ảnh hưởng?, đó là một trong những câu hỏi mà PV Báo CAND đặt ra và được ông Nguyễn Trung Kiên, Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), chia sẻ thông tin.
Nông dân xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long thu hoạch vụ đông xuân. |
Ông Nguyễn Trung Kiên: Theo các phân tích thị trường, nhu cầu lúa gạo thế giới phụ thuộc nhiều vào sự ổn định của thị trường Philippines, Malaysia, Cuba, Iraq. Nhu cầu nhập khẩu từ Philippine năm nay dự kiến vẫn sẽ được tiếp tục diễn ra khi nước này vẫn duy trì cơ chế nhập khẩu tư nhân, nhu cầu chủng loại (như Đài Thơm 8, OM5451).
Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), năm 2020, sản lượng gạo toàn cầu có xu hướng giảm nhẹ từ 499 triệu tấn xuống 497,8 triệu tấn. Trong khi đó, thương mại và tiêu thụ toàn cầu năm nay cơ quan này được dự báo tăng lên lần lượt ở mức 46,2 và 494 triệu tấn (so với 44,7 và 488,6 triệu tấn năm 2019). Tương tự, tồn kho gạo toàn cầu được dự báo tăng so với năm 2019 ở mức 177 triệu tấn (tăng 3,7 triệu tấn).
Trong một cuộc họp vào cuối tuần trước với lãnh đạo Bộ Công thương, VFA cũng phân tích dự liệu có được và dự báo lượng gạo xuất khẩu 2020 tại một số quốc gia đáng chú ý. Chẳng hạn như Thái Lan – quốc gia đang đứng vị trí thứ hai thế giới (sau Ấn Độ) về xuất khẩu gạo, trong năm 2020 có thể sẽ xuất tăng lên mức 8,5 triệu tấn từ mức 8,2 triệu tấn năm 2019. Ấn Độ sẽ tăng mạnh lên mức 12 triệu tấn, từ mức 11 triệu tấn năm2019, chủ yếu gạo Basmati. Việt Nam có thể sẽ tăng nhẹ lên mức 6,75 triệu tấn so với mức 6,7 triệu tấn năm2019. Trung Quốc tăng thêm 400 ngàn tấn trong năm 2020 lên 3,6 triệu tấn…
Về nhập khẩu năm 2020 của một số quốc gia đáng chú ý, VFA cũng đã có nhận định bước đầu. Cụ thể, trong năm 2020, Trung Quốc sẽ nhập khẩu gạo ổn định ở mức 2,5 triệu tấn, tương đương năm 2019. Lượng gạo dự trữ của Trung Quốc sẽ cạn sau mùa dịch, do vậy lượng gạo nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tăng sau đó. Ai Cập dự báo giảm mạnh, chỉ còn 300 ngàn tấn so với tổng mức 900 ngàn tấn năm ngoái.
Philippines sau khi tăng mạnh năm 2019 lên mức 3 triệu tấn dự kiến sẽ giảm, chỉ còn nhập 2,5 triệu tấn năm 2020. Các nước khu vực Bờ Biển Ngà dự báo tăng nhẹ lượng nhập khẩu lên mức 1,5 triệu tấn trong năm 2020 so với mức 1,4 triệu tấn năm 2019. Iraq dự báo giảm nhẹ khoảng 50.000 tấn gạo nhập khẩu trong năm 2020 từ mức 1,2 triệu tấn năm 2019. Nhu cầu nhập khẩu gạo của Indonesia có nhưng tăng không nhiều.
Malaysia hiện VFA vẫn chưa có thông tin. Trong khi đó, Hàn Quốc (50.000 tấn) và các nước EU (80.000 tấn), Việt Nam đã có đơn hàng.
Ông Nguyễn Trung Kiên |
Riêng với thị trường Philippines – một thị trường truyền thống của hạt gạo xuất khẩu Việt Nam nhưng đã có sự điều chỉnh trong chính sách nhập khẩu, ông có thể chia sẻ thông tin sâu hơn?
Ông Nguyễn Trung Kiên: Chính xác là Philippines đã có chính sách đối với gạo nhập khẩu vào quốc gia này từ năm 2019. Cụ thể, Đạo luật Cộng Hòa (RA) 11203 của Chính phủ nước này áp dụng từ tháng 3-2019 cho phép các doanh nghiệp (DN) Philippines có thể nhập khẩu với khối lượng tự do miễn đáp ứng đủ các giấy phép cần thiết và chịu thuế 35% nếu nhập khẩu gạo từ các nước Đông Nam Á và 40% nếu nhập từ các nước khác.
VFA nhận định rằng, Philippines sẽ trở thành một trong các nước nhập khẩu lớn nhất thế giới. Vì vậy, Philippines là thị trường thuận lợi đối với Việt Nam. Tuy nhiên, để kiểm soát khối lượng gạo nhập khẩu, Bộ Nông nghiệp Philippines sẽ siết chặt việc cấp giấy phép SPS đối với gạo nhập khẩu. Các DN chỉ được cấp xin cấp SPS từ Cục cây trồng BPI thuộc Bộ Nông nghiệp.
SPS xác nhận gạo nhập khẩu không bị sâu bệnh. Các BPI sẽ thực hiện việc cấp giấy phép SPS nghiêm túc, chẳng hạn như tiến hành kiểm tra trước tại nơi xuất xứ gạo nhập khẩu để đảm bảo chất lượng an toàn đối với người tiêu dùng. Do đó, các DN xuất khẩu Việt Nam cũng cần lưu ý trong việc xây dựng, áp dụng và duy trì an toàn vệ sinh thực phẩm trong chê biến.
Tại cuộc họp vừa được tổ chức vào cuối tuần qua, lãnh đạo Bộ Công thương đã có những lưu ý gì, ông có thể chia sẻ?
Ông Nguyễn Trung Kiên: Tại Hội nghị “Xuất khẩu gạo năm 2020 trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 và Philippines tăng cường quản lý đối với gạo nhập khẩu” với thành phần tham dự gồm lãnh đạo Cục xuấtnhập khẩu, Vụ thị trường châu Á – châu Phi (Bộ Công thương), đại diện lãnh đạo VFA và 10 DN xuất khẩu gạo lớn nhất năm 2019, được tổ chức vào ngày 16/2 vừa qua tại TP Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh lưu ý năm nay cung và cầu có thể ở thế cân bằng, vì vậy các DN cần lưu ý khi ký hợp đồng để đảm báo chân hàng. Lưu ý nguồn gạo từ Campuchia về để không bị sự cố….
Trước ý kiến cho rằng có sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN trong nước, lãnh đạo Bộ Công thương nói sẽ tham gia hỗ trợ cùng các đợt đấu thầu. Ngoài các thị trường lợi thế, lãnh đạo Bộ Công thương lưu ý DN mở rộng thị trường tiềm năng khác như châu Mỹ. Đối với chính sách nhập khẩu mới của Philippines, lãnh đạo Bộ Công thương cho biết sẽ tổ chức đoàn để làm việc với Philippines trước khi họ qua kiểm tra để hỗ trợ các DN, đặc biệt 10 DN xuất khẩu lớn.
Đối với một số nội dung đề xuất khác có liên quan của DN (như vốn vay hỗ trợ đối với ngành gạo; biện pháp để kiểm soát cạnh tranh lành mạnh; số liệu thống kê hỗ trợ các DNvề diện tích, mùa vụ, xuất khẩu,…), Bộ Công thương ghi nhận, sẽ làm việc với các bộ ngành liên quan…