Bộ Tài chính muốn truy thu thuế các ngân hàng từ 2011 tới nay
- Bộ Tài chính nói gì khi Moodys hạ xếp hạng tín nhiệm Việt Nam?
- Giải ngân đầu tư công thấp, Bộ Tài chính “thúc” tiến độ
Thực hiện Công văn nêu trên, hiện các Cơ quan thuế địa phương đang yêu cầu các TCTD rà soát, kê khai và nộp thuế GTGT đối với các khoản thu từ thư tín dụng phát sinh từ ngày 1/1/2011 đến nay.
Tuy nhiên, ngày 18/5, Hiệp hội Ngân hàng cho biết, trên cơ sở nghiên cứu thông lệ quốc tế về bản chất nghiệp vụ L/C, các quy định pháp luật liên quan các khoản phí liên quan trực tiếp đến việc phát hành, xác nhận, thông báo L/C để bảo lãnh thanh toán cho khách hàng là phí thu trên hoạt động cấp tín dụng và không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo quy định của Luật thuế GTGT, các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế.
Ngân hàng đang giảm lợi nhuận chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, truy thu thuế ngân hàng có nhân văn? |
Vì thế, theo Hiệp hội Ngân hàng, việc áp dụng thu thuế GTGT không đúng bản chất của thư tín dụng, đặt vấn đề truy thu thuế, phạt kê khai sai và tiền chậm nộp thuế GTGT đối với các khoản thu liên quan đến thư tín dụng phát sinh từ đầu năm 2011 đến nay sẽ gây tác động xáo trộn lớn, ảnh hưởng xấu tới hoạt động của các ngân hàng thương mại, nhất là trong bối cảnh phải tập trung hỗ trợ chống dịch bệnh COVID-19 hiện nay.
Thuế GTGT là thuế gián thu, trường hợp phải nộp bổ sung thuế GTGT dịch vụ thư tín dụng đã phát sinh thì ngân hàng phải thu lại từ khách hàng.
Trong lúc nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, việc đồng loạt truy thu tiền thuế GTGT là không khả thi, ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng và các doanh nghiệp liên quan. Ngoài ra, việc yêu cầu "hồi tố" sẽ làm phát sinh một loạt chi phí xã hội do phải điều chỉnh hóa đơn, số liệu về kê khai, nộp thuế, khấu trừ thuế….