Vì sao Loew cần một Schumacher?
1. một cuộc cách mạng đã được khởi đầu ở
Loew thừa kế từ anh một “cơ đồ”. 8 năm sau, khi tái ngộ, Mannschaft đã có thêm 1 HCB, 1 HCĐ EURO và một HCĐ World Cup. Song, “những chàng Yankees” thì mỗi lúc một “Đức hơn cả người Đức”, với những tâm thế thản nhiên đầy bất khuất.
2. Hai lần liên tiếp “thúc thủ” trước Tây Ban Nha, cộng thêm một lần bị “dắt mũi” bởi người Italia, đều với cách biệt tối thiểu, đủ để câu hỏi về “cá tính” của “quân đoàn sông Rhine” ngày càng trở nên rõ rệt. Loew đã thực hiện khá tốt việc bảo toàn một tư tưởng bóng đá quyến rũ, nhưng lại chưa từng tái sinh thứ bản sắc sắt đá của thời quá vãng, lý trí đến vô hồn, lì lợm đến vô cảm, lạnh lùng đến tàn bạo.
![]() |
Huấn luyện viên đội tuyển Đức Joachim Loew. |
Toni Schumacher, đặc biệt là trước thềm cuộc tái ngộ Pháp - Đức, là một bóng ma trỗi dậy chỉ đường, một ánh chớp lóe lên cạnh ngã rẽ có thể lựa chọn. Để hủy diệt tinh thần đối thủ, Mannschaft đã từng “sắt máu” đến thế. Cái nhìn gườm gườm của Toni lúc vừa hạ knock-out Patrick Batiston như khẳng định thông điệp “Các người sẽ đổ máu, chỉ cần ta phải nhận một vết thương!”, từng gián tiếp thể hiện qua những màn lật ngược thế cờ trong phút cuối.
“Chất Đức” ấy, mỗi kỳ cuộc lại thêm nhạt nhòa. Đến một sản phẩm đặc trưng như Schweinni cũng chẳng còn mấy góc cạnh. Sau Oliver Kahn, không còn ai đủ dữ dội để thúc ép đồng đội vùng lên, thậm chí bằng cả những lời chửi bới nữa.
3. Hiện tại, khả năng “săn bàn” của Thomas Mueller chẳng thua kém gì Rummenigge. Breitner chưa chắc đã giàu tố chất hơn Boateng. Kỹ thuật của Goetze không kém gì Littbarski, và nhãn quan của Kroos hoàn toàn có thể so sánh với Magath. Tuy nhiên…
Ai cũng thích cái đẹp, nhưng còn hơn thế, người ta luôn ngưỡng mộ những kẻ chiến thắng. Một Mannschaft “hào hoa” và giàu say đắm của hiện tại, khi đổi vai với chính mình trong cuộc chơi quá khứ, liệu sẽ có thể chiếm nhiều ưu thế hơn một Les Bleus đơn giản và cũng rất mực lạnh lùng?