Taekwondo Việt Nam: Tụt dốc thảm hại
Từng là một trong những môn mũi nhọn của thể thao Việt
Nhiều năm trước, những người làm công tác quản lý taekwondo có thể tự hào vì mình là môn đầu tiên giành huy chương Olympic. Tuy nhiên, sau tấm HCB để đời của Hiếu Ngân năm 2000, cho đến giờ vẫn chưa có người làm được điều tương tự. Trong khi đó, tại sân chơi ASIAD, sau 2 tấm HCV của Trần Quang Hạ (1994) và Hồ Nhất Thống (1998), taekwondo Việt Nam liên tiếp “trắng vàng” tại các kỳ ASIAD sau đó. Thậm chí tại sân chơi vô địch châu Á, taekwondo Việt
Trong những lần tham dự giải VĐTG, taewondo Việt Nam mới có 5 võ sĩ giành được huy chương là: Trần Quang Hạ, Trần Thị Mỹ Linh (HCĐ, tại Philippines 1995), Hồ Nhất Thống (HCĐ, tại Canada 1999), Đinh Thanh Long (HCĐ, tại Tây Ban Nha 2005) và mới nhất là tấm HCĐ của võ sĩ người TP Hồ Chí Minh Lê Huỳnh Châu (hạng 63kg) tại Hàn Quốc năm 2011. Phải mất 6 năm taekwondo Việt
Ở kỳ Olympic mới đây, taekwondo góp mặt 2 võ sĩ Lê Huỳnh Châu và Chu Hoàng Diệu Linh, nhưng cả hai đều sớm phải về nước sau những trận thua “vỡ mặt”.
Taekwondo Việt Nam đang tụt dốc. |
Có thể nhận thấy, taekwondo Việt
Nhiều năm trở lại đây, việc thiếu kinh phí tập huấn, thi đấu nước ngoài đã khiến các võ sĩ gặp rất nhiều thiệt thòi trong việc nâng cao trình độ. Để bù đắp, taekwondo Việt
Năm ngoái, nhà cựu vô địch thế giới, HLV Kim Jea Sik sau thất bại tại ASIAD 16 đã bị sa thải. Từ đó đến nay, taekwondo đáng ngạc nhiên là chỉ sử dụng HLV nội, chính xác là chỉ thuê HLV ngoại trong ít ngày trước khi giải đấu diễn ra. Điều đáng nói là việc truyền đạt những ưu thế của luật mới, vốn khuyến khích các đòn đánh kỹ thuật cao đều rất hạn chế ở các HLV trong nước.
Trong khi đó về lực lượng, taekwondo đang thiếu hụt tài năng nghiêm trọng. Các gương mặt trụ cột đều đã lớn tuổi, còn những gương mặt trẻ lại quá thiếu kinh nghiệm bản lĩnh. Việc ít va chạm cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến taekwondo Việt
Sau thất bại “muối mặt” tại Olympic London, những người có trách nhiệm đã nghĩ ngay tới kỳ Olympic 4 năm tới, với mục tiêu có 4 vé vượt qua vòng loại. Và để thực hiện mục tiêu này, lãnh đạo taekwondo cũng “ước tính” cần phải có cỡ 40 tỷ ngân sách đầu tư cho những kế hoạch chuẩn bị. Nghe thì có vẻ hay, nhưng giờ chẳng mấy ai còn tin vào các kế hoạch của taekwondo bởi suốt hơn 1 thập kỷ qua, môn này được đầu tư thuộc dạng nhất nhì trong số các môn, nhưng thành tích đạt được chẳng đáng là bao, thậm chí ngày một đi xuống.
Để xảy ra tình trạng tụt dốc như hiện tại, Liên đoàn taekwondo Việt Nam cần phải xem lại mình, nhất là sau 5 năm của nhiệm kỳ qua, chưa làm được một cái gì ra hồn. Công tác vận động tài trợ, xã hội hóa hoàn toàn mờ nhạt, trong khi đầu tư nâng cao thành tích chuyên môn cũng chẳng đến đâu.
Tháng 11 tới, sẽ lại một nhiệm kỳ mới với taekwondo Việt
Thôi thì lúc này cũng chỉ biết hy vọng vậy!