Đợi chờ các cầu thủ Việt kiều
Dư luận dễ bị chia rẽ về việc nhập quốc tịch cho cầu thủ ngoại rồi trao cho họ chiếc áo đỏ của đội tuyển, nhưng chắc chắn tất cả sẽ cùng chia sẻ và ủng hộ nếu đó là những cầu thủ Việt kiều, có dòng máu Việt chảy trong người.
Lee Nguyễn mang quốc tịch Mỹ, đã từng chơi cho đội tuyển Mỹ trong một trận giao hữu, nên không còn đủ tiêu chuẩn để khoác áo Đội tuyển Việt Nam (ĐTVN), nhưng nhiều người vẫn hỏi, là nếu anh ta có thêm quốc tịch Việt Nam thì có thể đá cặp cùng với Công Vinh ở đội tuyển hay không? Hỏi dù đã biết câu trả lời rồi chính là để nói lên một khát vọng.
Thực ra, trước khi chúng ta bàn và tranh luận về việc nhập quốc tịch cho cầu thủ ngoại đến Việt Nam chơi bóng thuần túy vì tiền, thì cách nay 5 năm, đã có một cầu thủ người Pháp gốc Việt mang tên Ludovic Casset đến thử sức ở đội tuyển.
Rồi khá âm thầm nhưng vẫn tạo nên những sự chú ý, khi Toni Lê Hoàng đang sống ở Ba Lan về thử việc với hy vọng được khoác áo Đội tuyển U23 Việt
Bẵng đi hơn 3 năm, câu chuyện chúng ta liệu có cầu thủ Việt kiều khoác áo đội tuyển lại được xới lên khi Patrick Lê Giang, một Việt kiều ở Slovakia về thử sức ở vị trí thủ môn trong những ngày cuối năm 2008. Rồi thêm Ngô Tuấn Anh, Việt kiều Đức, được giới thiệu là thành viên của Đội U20 Dresden, về tập luyện trong màu áo của CLB Hòa Phát HN nhằm thỏa ước nguyện được khoác áo U23 Việt Nam ngay tại SEA Games 2009 diễn ra tại Lào. Họ là 2 trong số 8 cầu thủ Việt kiều được giới thiệu đồng loạt.
![]() |
Thủ môn Patrick Lê Giang, Việt kiều Slovakia. |
Luật quốc tịch mới cho phép Việt kiều có 2 quốc tịch đã và sẽ còn dọn đường cho nhiều Việt kiều đang sinh sống trên khắp thế giới, đam mê bóng đá và khát khao khoác chiếc áo đỏ trở về Việt Nam.
Nhiều, rất nhiều các trường hợp như thế, nhưng cho tới nay vẫn chưa có một trường hợp nào thành công, cả đội tuyển cũng như U23 Việt Nam vẫn chưa có được sự bổ sung chất lượng để nâng cấp sức mạnh, tấn công vào những mục tiêu thống trị khu vực rồi vươn ra tầm châu lục. Đó chính là điều băn khoăn phía sau một xu thế, một trào lưu được ủng hộ, được tạo điều kiện bởi số đông.
Giấc mơ còn dang dở
Lee Nguyễn là cầu thủ Việt kiều được nhắc và biết tới nhiều nhất trên đấu trường bóng đá thế giới. Việc anh từng tập luyện trong màu áo CLB PSV Eindhoven (Hà Lan) dưới thời Guus Hiddink, rồi có lần nằm trong danh sách Đội tuyển Mỹ đá giao hữu, và có mặt tại giải U20 thế giới trong màu áo U20 Mỹ đủ để tạo ra những tiếng vang.
Bản hồ sơ ấy cũng thuyết phục được nhiều người rằng, Lee Nguyễn nằm trong số những cầu thủ gốc Việt xuất sắc nhất đang chơi bóng ở các quốc gia bên ngoài Việt
Có thể Lee Nguyễn nếu chưa từng khoác áo Đội tuyển Mỹ và có quốc tịch Việt
Vậy, trình độ của những cầu thủ Việt kiều không hoặc chưa nổi tiếng bằng Lee Nguyễn, chưa kinh qua những CLB tiếng tăm của thế giới thế nào? Liệu có thể mang lại những đột phá cho bóng đá Việt
Thach Duong, Việt kiều Thụy Điển, 24 tuổi, người từng được đào tạo trong hệ thống đội trẻ của CLB Bolton (giải ngoại hạng Anh) từ năm 2002 cho tới năm 2005, nhưng giờ đây không còn được nhắc tới thật nhiều khi anh chuyển về chơi cho CLB hạng Nhì của Thụy Điển là Vasteras IK.
Thanh Tan Tran, một Việt kiều Đức, người mới đây sang
Emile Lê Giang, là anh em của thủ môn Patrick Lê Giang, có vẻ nổi tiếng hơn nhờ là thành viên của Đội tuyển U17 Slovakia, được CLB Nurnberg (Đức) tuyển chọn và được quảng cáo (nhưng không thể thẩm định) rằng bản hợp đồng giữa đôi bên có giá 1 triệu USD, cái giá thường chỉ được chi cho những tài năng trẻ tầm cỡ ở châu Âu và Nam Mỹ.
Ông Nguyễn Trọng Giáp, Phó phòng các đội tuyển của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, người cũng trực tiếp tham gia vào quá trình tiếp nhận và thẩm định năng lực các cầu thủ Việt kiều về thử việc, đã có một đánh giá mang tính cá nhân của ông, rằng: “Có một sự khác biệt rất lớn giữa việc có tham vọng và thực tế khả năng ở các cầu thủ Việt kiều. Bóng đá Việt
Có thể, sẽ có những góc nhìn khác, nhưng cách đánh giá trên kia cũng ít nhiều lý giải cho việc tại sao chúng ta lại chưa thể có một cầu thủ Việt kiều khoác áo ĐTVN, dù bên cạnh Lee Nguyễn, còn có Đặng Văn Robert, Việt kiều CH Czech, đang chơi ở CLB Xi măng Hải Phòng.
Chưa đầy 2 tuần nữa, ĐTVN sẽ tập trung để chuẩn bị cho trận giao hữu với CLB Olympiakos (Hy Lạp). Nhiều khả năng sẽ có những cầu thủ ngoại nhập quốc tịch Việt Nam, là Đinh Hoàng La (Mykola, Ukraina), là Đinh Hoàng Max (Maxwell, Nigeria) khi Huỳnh Kesley (Brazil) bận thi đấu cho CLB Bình Dương.
Còn sự xuất hiện của cầu thủ Việt kiều, chắc sẽ còn rất lâu nữa. Mà đây mới chính là điều tất cả chúng ta cùng mong chờ.
Việt
Thực ra, không phải gần ĐTVN mới mở rộng cửa đón những tài năng người Việt sống xa quê. Những năm 1960, đã có hàng ngàn kiều bào từ Tân Đảo (tức New Caledonia, hòn đảo ở Thái Bình Dương, thuộc Pháp) đã trở về tham gia xây dựng quê hương đất nước.
Trong số đó có anh em Từ Như Thành - Từ Như Hiển, những người từ trước đấy đã nổi danh trong làng cầu Tân Đảo. Thế nên, khi đặt chân xuống Hải Phòng, họ đã được các đội bóng đất Cảng săn đón nhiệt tình. Tuy nhiên, sau đó cả hai anh em đã quyết định chọn đầu quân cho Công An Hà Nội, và tên tuổi Từ Như Hiển đã trở thành một huyền thoại của đội bóng ngành Công an. Ông thường được biết đến với biệt danh là Hiển “Coóc” vì mặt mũi ông cũng khá giống Tây, khi nói chuyện thì thường “đá” thêm dăm ba câu tiếng Pháp.
Nhờ thành tích xuất sắc trong màu áo CAHN, ông Hiển đã được gọi vào Đội tuyển Việt
Chỉ cần chứng minh nguồn gốc
Luật FIFA khá “mềm dẻo” đối với những cầu thủ thuộc dạng “kiều dân”. Chẳng hạn, một cầu thủ người CH Czech gốc Việt muốn về chơi cho ĐTVN thì chỉ cần chứng minh là mình có gốc gác Việt
Chẳng hạn, trước đây cầu thủ người Pháp Ludovic Casset đủ điều kiện khoác áo ĐTVN vì anh ta có mẹ là người Việt (ông ngoại là anh ruột của cố Bộ trưởng Bộ Văn hóa Việt Nam Nguyễn Văn Hiếu). Hay như bây giờ, Emile Lê Giang cũng có thể khoác áo ĐTVN vì cả cha mẹ cậu đều là người Việt, đồng thời Emile mới chơi cho Đội U17 Slovakia chứ chưa hề khoác áo đội tuyển quốc gia nước này.
Riêng trường hợp của Lee Nguyễn thì sẽ không thể khoác áo ĐTVN dù cả bố lẫn mẹ anh đều là người Việt. Lý do là vì anh từng khoác áo Đội tuyển quốc gia Mỹ dự trận giao hữu thắng Trung Quốc 4/1 tháng 6/2007