Hãi hùng loại "ma túy mới của người nghèo" ở Hy Lạp

Chủ Nhật, 08/03/2020, 15:47
Thành phố Athens đang đắm chìm trong khủng hoảng, chất gây nghiện trong như pha lê này đôi khi được thay thế bằng axít ắc quy, nếu không có thì sử dụng bằng chất Clo, dầu gội đầu, dầu động cơ, dầu lửa hoặc nước làm mềm Calgon. Nhưng axít strychnine và sulfuric cũng được tìm thấy trong các mẫu sisa. Trong đó, Axít Sulfuric là loại có thể ăn mòn thậm chí là hòa tan gỗ, giấy và vải.


Mức giá rẻ tạo nên sức hấp dẫn của thuốc: do nó được làm quá dễ (và các cửa hàng bán có các phòng thí nghiệm di động dễ dàng ngụy trang nó khiến cảnh sát gặp khó khăn hơn trong việc phát hiện chúng), chi phí một liều là từ 2 tới 5 euros - một cái giá tốt trong một quốc gia mà ngay đến cả bác sĩ cũng chỉ kiếm được khoảng 900 euros (1.180 USD) một tháng.

Được biết đến như là sisa, một loại chất pha chế có methamphetamine (chất kích thích) đang lan rộng trên khắp các đường phố Athens - dấu hiệu mới nhất của ảnh hưởng do cuộc khủng hoảng kinh tế ở Hy Lạp gây ra.
Sisa tự tạo-loại ma túy mới của người nghèo Hi Lạp.

Chất gây nghiện mới thời khủng hoảng

Tại thủ đô Athens, Leonidas, Ismail và Christos cùng ngồi ở sân sau của trung tâm Kethea Exelixis, nơi điều trị cho người nghiện ma túy, họ đang nói chuyện về sisa - "ma túy của người nghèo". Đây là một loại thuốc gây nghiện mới xuất hiện trong cuộc khủng hoảng đang gây chấn động Hy Lạp. Cả ba người đều là "những chuyên gia" khi nói đến việc so sánh sisa với các thứ thuốc khác. Họ đã từng thử sử dụng rất nhiều thứ.

"Nó ăn ngấu nghiến bạn từ bên trong"- Ismail nói. Lionidas lại miêu tả: "Nó làm cho bạn giận dữ, thực sự giận dữ". Còn Christos thì sao? "Khi bạn sử dụng sisa, bạn thậm chí còn không biết 'tức giận' là gì nữa - nó giải phóng xác thịt trong bạn".

Tự nhận mình là "loại người luôn lấy đi thứ anh ta cần - ăn xin là việc hạ thấp nhân phẩm của tôi" - Christos đã từng bóc lịch 10 năm trong tù vì tội cướp ngân hàng và hiện giờ đã ra tù được 5 năm tự sự. Bao nhiêu ngân hàng đã bị anh cướp? " Tôi sẽ cho bạn biết con số chính xác, mặc dù tôi đã bị cáo buộc là 3".

Leonidas năm nay đã 40 tuổi, nhưng trông có vẻ già dặn hơn ít nhất 15 tuổi. Anh ta bắt đầu dùng ma túy khi mới ở tuổi 13. Anh tuyên bố chỉ thỉnh thoảng mới tiêm chích, nhưng các dấu vết trên cánh tay của anh ta đã nói lên một câu chuyện khác. "Heroin giúp bạn mạnh lên gấp 10 lần so với bình thường"- anh nói.

"Tôi đã sử dụng cẩn thận trong 6 năm, và nó là thứ giúp tôi thoát khỏi cuộc sống của riêng mình. Chỉ có ma túy mới giúp tôi tồn tại, ngoài ra không có thứ nào khác, thậm chí kể cả tình dục. Nhưng sisa - Đó thực sự là một cơn ác mộng"- Leonidas cho hay.
Người nghiện vật vờ khắp ngõ ngách.

Hậu họa từ thứ ma túy dễ làm và rẻ tiền

Cơn ác mộng đó có thể được pha chế trong bất kỳ nhà bếp nào. Thành phần chủ yếu là chất methamphetamine, còn được gọi là chất gây nghiện trong như pha lê, nó thực sự là một thảm họa ma túy toàn cầu. Việc sử dụng nó nhanh chóng dẫn đến sự gây nghiện. Có cả một danh sách tất cả các tác dụng phụ của chúng, một trong số chúng đó là "bệnh miệng metyla" - bệnh gây mòn răng do người sử dụng mất khả năng tiết nước bọt nên họ thường nghiến răng của mình trong vô thức.

Những triệu chứng mà Ismail, Christos và Leonidas mắc phải do ảnh hưởng của sisa gây ra nghe giống như một cuốn từ điển y khoa kết hợp với một bộ phim kinh dị: co thắt, nhổ nước bọt có máu, tiêu chảy bất ngờ, cơn bạo hành thần kinh. "Bạn chỉ bắt đầu cảm thấy mạnh mẽ khi thứ chất đó ở trong máu của bạn"- Christos chia sẻ.

Giờ đây, Charalambos Poulopoulos đang lên tiếng. Trong độ tuổi giữa 50, ông đứng đầu tổ chức Kethea, chuyên thu hồi kim tiêm chích ma túy trong nhiều năm qua. Nghe nhận xét của con nghiện Christos thì Charalambos nói rằng, ngày càng khó khăn để khiến những người nghiện đồng ý với các chương trình thu hồi kim tiêm.
Đây là cuộc khủng hoảng quay cuồng xã hội hơn cả kinh tế.

Có một câu nói đùa rằng: Hy Lạp đang là quốc gia châu Phi đầu tiên của người da trắng. Thực tế, năm ngoái Hy Lạp đã rút các đội của mình ra khỏi chương trình Bác sĩ của Thế giới ở Congo và Ethiopia. Bởi vì theo tiêu chuẩn riêng của Hy Lạp, họ đã có đủ điều kiện để nhận sự viện trợ y tế từ thế giới.

Trong hai năm qua, tỷ lệ nhiễm HIV ở đất nước của các vị thần đã tăng vọt 1.500%. "Trong năm 2016, có 15 trường hợp mới. Trong năm 2018 con số là 200, vào năm ngoái đã thành trên 500, và tất cả những gì chúng tôi có thể làm là đi ra ngoài rồi thu thập kim tiêm đã qua sử dụng"- ông Poulopoulos nói.

Những kim tiêm chết người

Trên đường Keramikou, những ánh đèn neon của một vài nhà thổ tắt và bật xen kẽ. Những con nghiện vô gia cư ngồi trước cửa căn nhà bỏ hoang. Một người đàn ông với những móng tay bẩn thỉu mang theo người phụ nữ trẻ có những lốm đốm dưới lưỡi. Cô gái này đang mang thai với một vết thương ở chân do vấp té xuống đường đang cầm 4 ống kim tiêm đã qua sử dụng.

Khi được hỏi thường sử dụng sisa bao nhiêu lần thì họ không trả lời. Liệu họ biết thứ này có những chất gì không? Ngay sau đó một chiếc xe buýt chạy tới và dừng lại. Đột nhiên mọi người đi tới chiếc xe buýt mang theo những ống kim tiêm trong tay.

Xe buýt của tổ chức Kethea dừng lại ở đây vào mỗi buổi chiều tối. Ngày qua ngày, 6 nhân viên của tổ chức lái xe vòng quanh các điểm nóng của thành phố để phân phát những kim tiêm sạch.

Đó là câu chuyện của mỗi đêm: Bất cứ ai mang tới một cây kim tiêm đã qua sử dụng và cho biết tên của họ thì sẽ được nhận một bộ mới gồm: ống tiêm, kim tiêm, thuốc khử trùng và một cái nắp nhỏ bằng nhôm để pha chế liều thuốc. Hệ thống trao đổi này là cách duy nhất để thu hồi những bơm kim tiêm đã qua sử dụng trên đường phố - một điều rất quan trọng trong thời điểm HIV gia tăng.

Vậy tại sao HIV lại gia tăng? Nhà tâm lý học Eleni Marini của tổ chức Kethea đã đổ lỗi cho các nhà thổ, như là một phần của nguyên nhân. "Mại dâm cũng như tình trạng vô gia cư đang gia tăng mạnh mẽ. Những người phụ nữ không có gì khác đành phải bán thân xác của họ. Giá mỗi lần bán dâm ít nhất là 5 đến 10 euro mà không có bao cao su"- bà nói.

Và sau đó sisa xuất hiện. Mặc dù các loại thuốc mới này không tăng cường khả năng tình dục, nhưng nó kích thích ham muốn tình dục của người sử dụng. "Khi sử dụng sisa, bạn chỉ muốn 3 thứ: tình dục, tình dục và tình dục"- Christos cho hay.

Marini trông có vẻ mệt mỏi. Cô đã làm việc trong tổ chức Kethea được 12 năm, nhưng trong số 500 thành viên của đội vào năm 2015 bây giờ chỉ còn 100 thành viên; các nhân viên xã hội, các bác sĩ và các chuyên gia tâm lý làm việc trong tổ chức giờ chỉ kiếm được một nửa số tiền mà họ đã từng kiếm được.

Cô đang lắng nghe lời giải thích từ một bệnh nhân về lý do anh ta cần 3 kim tiêm mới trong khi anh ta chỉ mang lại có 2 kim tiêm cũ. Nhưng cô chỉ có thể đưa cho anh ta đúng với số kim tiêm mà anh ta mang lại. Cô ấy biết rằng, người đàn ông này sẽ dựa vào những cây kim tiêm đã qua sử dụng để làm một điều gì khác. Bất chấp những nỗ lực của tổ chức Kethea, vẫn còn rất nhiều kim tiêm vứt bỏ ở xung quanh.

Cô tiếp tục phân phát những bộ kim tiêm mới tới khoảng 70-80 người nghiện, cô nói đó là số lượng thông thường trong một buổi tối yên tĩnh. Đột nhiên, một chiếc xe ô tô của cảnh sát chạy tới và tất cả con nghiện biến mất khỏi tầm nhìn.

Ismail, một người Iran đã đi bộ tới thủ đô Athens thông qua Thổ Nhĩ Kỳ cách đây 13 năm, anh vốn là một thủy thủ. "Lần đầu tiên tôi tới đây, nơi này trong mắt tôi trông giống như thiên đường Hawaii vậy. Bây giờ tôi kiếm được tất cả là 1,8 euro trong một giờ. Mỗi tối, tôi gặp phải các cuộc tấn công cướp bóc". Để đối phó, anh ta lang thang khắp những nơi mà cảnh sát hướng dẫn là an toàn cho mọi người đi đường. Cảnh sát không tống giam những con nghiện bởi vì chi phí để giam họ quá cao. Thay vào đó, cảnh sát vây bắt họ lên những chiếc xe buýt và chở họ ra ngoại ô- thỉnh thoảng đi cách xa thành phố tới 80 km (50 dặm) - và thả họ ở đó.

Điều này làm gia tăng những chi phí vô lý trong việc đi lại nên những người nghiện đi bộ để quay trở lại trung tâm thành phố. Ismail đã bị bắt một lần và sau đó phải trải qua 6 tiếng đồng hồ ở trạm xe lửa trong khi cảnh sát mắng nhiếc anh là "thằng con heo", anh bị đẩy ra vùng ngoại ô của Koropi.

Nhiều người thắc mắc, gia đình họ không có thể mang họ đi sao? "Các gia đình đã mang họ đi trong một thời gian dài"- nhà tâm lý học Marini nói. "Nhưng giờ đây các gia đình thậm chí còn không thể thanh toán nổi các hóa đơn y tế của con nghiện. Đó là lý do tại sao số lượng người vô gia cư gia tăng rất mạnh. Những người này đã từng có nhà cửa, nhưng giờ đây họ đã bị đuổi ra khỏi nhà"-ông nhấn mạnh.

Nguyễn Minh

.
.
.