Lỗ hổng kiến thức cổ đại
- Sự lụi tàn bí ẩn của nền văn minh cổ đại Olmec
- Những phát minh kiệt xuất thời cổ đại làm thay đổi thế giới
Phần lớn khoa học hiện đại đã được biết đến từ thời Cổ đại. Robot và máy tính đã có từ những năm 40 thế kỷ trước. Người thời đại Ðồ đồng ở Levant đã sử dụng máy tính bằng đá, người Hy Lạp vào thế kỷ 2 TCN đã phát minh ra một máy tính tương tự gọi là cơ chế Antikythera. Một cuốn sách Hindu cổ có hướng dẫn chi tiết cho việc xây dựng một chiếc máy bay trước khi anh em nhà Wright thiết kế được chiếc máy bay có động cơ đầu tiên. Những kiến thức đó đến từ đâu?
Thuở “hồng hoang” của kiến thức
1.500 năm trước, người ta tin rằng trái đất phẳng và có hình chữ nhật. Tuy nhiên, vào khoảng đầu thế kỷ thứ 6 TCN, nhà triết học Hy Lạp Pythagoras đã đưa ra lý thuyết cho rằng trái đất phải là hình cầu, và đến thế kỷ thứ 3 TCN, nhà toán học kiêm thiên văn học người Hy Lạp Eratosthenes đã cho rằng trái đất hình tròn và tính chu vi của nó.
Bản đồ Imago Mundi Babylonian, bản đồ thế giới cổ nhất, có từ thế kỷ thứ 6 TCN. |
Đáng kinh ngạc, những người sống ở các thời đại xa xưa hơn lại có tri thức khoa học cao hơn người dân châu Âu thời Byzantine và thời Trung cổ. Cho đến nửa sau thế kỷ 19, các học giả châu Âu vẫn nghĩ rằng trái đất chỉ mới vài nghìn năm tuổi. Sách Brahmin cổ đại ước tính Ngày Brahma, thời gian sống của vũ trụ, là 4.320 triệu năm - không xa lắm so với những tính toán hiện đại.
Khoa học hiện đại thoát khỏi bóng tối thời Trung cổ trong thời Phục hưng. Bằng cách nghiên cứu lại các tài liệu cổ, nhân loại đã khám phá lại những điều người Babylon, người Ion, người Ai Cập, người Hindu hoặc người Hy Lạp biết đến từ nhiều thế kỷ trước.
Các thành phố thời Trung cổ của Pháp, Đức và Anh thường được xây dựng một cách tự phát (không có quy hoạch). Đường phố rất hẹp, không đều và không có cách nào để xử lý nước thải. Do điều kiện vệ sinh kém nên bệnh dịch đã tàn phá những thành phố này.
Cơ chế Antikythera, được xem như một máy vi tính cổ đại. |
Đến khoảng năm 2500 TCN, các thành phố Mohenjo Daro và Harappa, ở Pakistan ngày nay, đã được quy hoạch cẩn thận như Paris hay Washington. Chúng có hệ thống cấp thoát nước và xử lý rác thải hiệu quả. Ngoài các hồ bơi công cộng, nhiều ngôi nhà cũng có phòng tắm riêng. Cho đến cuối thế kỷ XX, đây vẫn là một sự xa xỉ ở châu Âu và Mỹ.
Mãi cho đến nửa sau thế kỷ 16, người châu Âu mới biết dùng muỗng nĩa - trước đó họ chỉ dùng dao và dùng tay để ăn. Tuy nhiên, người dân Trung Mỹ đã biết dùng muỗng trước đó 1.000 năm, còn người Ai Cập cổ đại biết sử dụng muỗng thậm chí sớm hơn - vào năm 3000 TCN.
Khoa học hiện đại chỉ mới khám phá và hoàn thiện các ý tưởng cũ.
Những tài liệu bị mất mát
Một trong những khó khăn lớn nhất mà các nhà khảo cổ học và sử gia đang phải đối mặt là tình trạng thiếu bằng chứng. Nếu các thư viện thời Cổ đại không bị hỏa hoạn, lịch sử nhân loại sẽ không có quá nhiều trang bị mất như hiện nay.
Toàn cảnh đồi và hồ tắm lớn ở thành cổ Mohenjo Daro. |
Bộ sưu tập nổi tiếng Pisistratus (thế kỷ thứ 6 TCN) ở Athens đã bị tàn phá; những bộ sách giấy cói của Thư viện Temple of Ptah ở Memphis đã bị phá hủy hoàn toàn. Điều tương tự cũng xảy ra ở Thư viện Pergamon tại Tiểu Á, nơi có 200.000 tập giấy cói bị phá hủy. Thành phố Carthage bị người Rôma đốt trong trận lửa 17 ngày vào năm 146 TCN, nơi này có một thư viện lớn với nửa triệu bản sách giấy cói.
Nhưng đòn tồi tệ nhất đối với lịch sử nhân loại là việc đốt Thư viện Alexandria ở Ai Cập trong chiến dịch của Julius Caesar, khi đó 700.000 cuốn sách vô giá đã bị mất hoàn toàn. Thư viện này gồm 2 phần, phần Bruchion chứa 400.000 cuốn sách và phần Serapeum chứa 300.000 cuốn sách cũng đã bị thiêu hủy. Thư viện có một danh mục các tác giả đầy đủ trong 120 tập, kèm theo tiểu sử ngắn cho mỗi tác giả.
Hình vẽ Heron của Alexandria và thiết kế turbine không cánh của ông. |
Thư viện Alexandrian cũng là một trường đại học kiêm viện nghiên cứu. Trường đại học có các khoa y, toán, thiên văn, văn học, cũng như các môn học khác. Một phòng thí nghiệm hoá học, đài quan sát thiên văn, sàn giải phẫu cho các hoạt động mổ xẻ, và vườn thực vật và động vật học là một số cơ sở của trường, nơi có 14.000 học sinh nghiên cứu, đặt nền móng cho khoa học hiện đại.
Số phận các thư viện ở châu Á cũng không tốt hơn, khi Tần Thủy Hoàng đã ban lệnh đốt sách năm 213 TCN, đã đốt không biết bao nhiêu sách. Leo Isurus cũng là một kẻ thù lớn khác của văn minh nhân loại, khi 300.000 cuốn sách đã bị thiêu hủy trong trận hỏa hoạn Constantinople vào thế kỷ thứ 8. Số lượng các bản thảo bị hủy diệt trong các cuộc thanh trừng dị giáo thời Trung cổ khó có thể ước lượng được.
Chính vì những bi kịch này, chúng ta phải phụ thuộc vào các mảnh vỡ, các câu, các đoạn văn đứt quãng và ít ỏi. Quá khứ xa xưa của chúng ta là một khoảng chân không chứa đầy những viên thuốc, giấy da, bức tượng, tranh vẽ và các hiện vật khác nhau. Lịch sử khoa học có vẻ hoàn toàn khác biệt nếu các bộ sách Alexandria còn nguyên vẹn đến ngày nay.
Heron, một kỹ sư Alexandria, đã chế tạo một động cơ hơi nước kết hợp cả nguyên lý của cả tuabin và động cơ phản lực. Nếu thư viện không bị đốt cháy, chúng ta có thể đã có thiết kế xe hơi ở Ai Cập. Ít nhất, chúng ta biết Heron đã phát minh ra một chiếc đồng hồ để ghi lại khoảng cách đi bằng ô tô. Những thành tựu như vậy chúng ta chưa vượt qua được, mà chỉ sao chép. Nguồn gốc khoa học hiện đại nằm ẩn sâu trong thời gian.
(Còn tiếp)