Mỹ nổi giận với yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông
Các quan chức Mỹ cũng bày tỏ lo ngại sâu sắc về một phán quyết của Tòa án Trọng tài Liên Hợp Quốc về vụ kiện của Philippines với Trung Quốc có liên quan đến các tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, dự kiến diễn ra trong tuần tới, có thể sẽ khiến Bắc Kinh tuyên bố Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên Biển Đông, cũng như việc họ đã từng làm trên biển Hoa Đông vào năm 2013 khi tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản.
Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Work khẳng định Hoa Kỳ sẽ không công nhận một khu vực cấm như vậy trên Biển Đông như nước này đã từng không công nhận vùng cấm mà Trung Quốc thiết lập trên biển Hoa Đông.
Một tàu trinh sát Trung Quốc gần tàu Cảnh sát biển Việt Nam ở Biển Đông Ảnh:Reuters. |
Ông nói thêm: “Chúng tôi đã nói rõ ràng với Trung Quốc rằng một Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) sẽ gây mất ổn địnhtrong khu vực. Và chúng tôi muốn rằng tất cả các tuyên bố ở Biển Đông được xử lý thông qua hòa giải, không ép buộc hay cưỡng chế,"
Khả năng Trung Quốc đang dọn đường cho việc tuyên bố thành lập một vùng nhận diện phòng không (ADIZ) phi pháp ở Biển Đông là vấn đề được nhiều quan chức quốc phòng và chuyên gia quốc tế từng đề cập đến, sau khi Bắc Kinh liên tục có những động thái khiêu khích như triển khai tên lửa phòng không cũng như chiến đấu cơ đến đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và cấp tập xây dựng hệ thống radar trên các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trong những cáo buộc trước đây, Mỹ luôn cho rằng Trung Quốc đã làm gia tăng thêm những căng thẳng trên Biển Đông bằng việc triển khai các hoạt động thử nghiệm tên lửa đất-đối-không trên một hòn đảo đang tranh chấp, một động thái mà Trung Quốc không đưa ra lời phủ quyết.
Về phần mình, Trung Quốc cũng nhiều lần cáo buộc Mỹ quân sự hóa trên Biển Đông thông qua việc tự do tuần tra hàng hải trong khu vực và mở rộng các liên minh quân sự với các nước như Philippines.
Vào tháng Hai, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cho biết việc triển khai quân đội trên Biển Đông của Bắc Kinh là không khác biệt với các hoạt động mà Mỹ đã từng triển khai ở Hawaii.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng Việt Nam, Malaysia, Brunei, Philippines và Đài Loan về chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông đã gia tăng đáng kể khi Bắc Kinh bắt tay vào cải tạo các đảo tranh chấp và các rạn san hô trong khu vực.