Từ "100 khuôn mặt văn nghệ sĩ" đến tờ báo phản động "Viễn tượng Việt Nam"
Sáu giờ chiều, ngày 3/12/2008... Quanh chiếc bàn kê ở một góc khuất trong quán ăn số 390 đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận, TP HCM, có sáu, bảy người đàn ông ngồi cạnh nhau, tất cả đều đã trên 50 tuổi. Khác hẳn với những bàn gần đó, tiếng cười, tiếng nói, tiếng cụng ly vang lên chan chát thì ở bàn này, những câu trao đổi chỉ nằm trong một chừng mực vừa đủ nghe.
>> “100 khuôn mặt văn nghệ sĩ”: Một bộ sách độc hại
Con cờ "Hồ Nam" và "kỳ thủ" Đoàn Viết Hoạt
Nhìn vào thái độ của họ, có thể thấy nhân vật trung tâm của bữa nhậu là một người đàn ông tuổi trên 70, tóc bạc trắng, khuôn mặt tròn. Một điều lạ là những người trong bàn - người thì gọi ông ta bằng hai chữ "anh Ngư", còn người khác thì gọn lỏn hơn: "Hồ Nam".
Vâng! Người đàn ông trên 70 tuổi ấy chính là Hồ Nam, đồng tác giả của bộ sách gồm hai tập "100 khuôn mặt văn nghệ sĩ" mà Chuyên đề ANTG đã từng có bài đăng trên hai số báo ra ngày 1 và 4/4/2009, nói về sự độc hại của nó.
Tên thật là Lê Nguyên Ngư (mà từ đây chúng tôi sẽ gọi ông ta là Hồ
Sau ngày miền
Hồ con rùa |
“Hồ con rùa” là tên gọi dân gian, để chỉ một vòng xoay giao thông có đài phun nước nối liền ba con đường Phạm Ngọc Thạch, Trần Cao Vân và Võ Văn Tần, quận 1, TP HCM - mà chế độ Sài Gòn đặt tên là "Công trường quốc tế".
Theo lời đồn, năm 1967, khi Nguyễn Văn Thiệu lên làm Tổng thống Việt Nam cộng hòa, đã cho mời một thầy phong thủy người Tàu đến xem thế đất Dinh Độc lập (nay là Dinh Thống nhất). Sau một hồi quan sát, ông thầy phong thủy khen thế đất của dinh là thế đầu rồng, còn đuôi rồng nằm tại vị trí Công trường quốc tế. Nhằm mục đích không cho đuôi rồng... vùng vẫy, làm tiêu tan chế độ, thầy phong thủy xui Nguyễn Văn Thiệu lập đài trấn yểm và kết quả là một kiến trúc có hình dạng mà người thì bảo giống như thanh kiếm, cắm thẳng xuống hồ nước, người lại phán nó y như đuôi rồng, phía trên có con rùa đè chặt.
Phát xuất từ sự tin tưởng rằng nếu đánh tan con rùa trên "đuôi rồng" thì chính quyền cách mạng ắt sẽ sụp đổ, năm 1976 Đặng Hoàng Hà thành lập một tổ chức phản cách mạng, lôi kéo nhiều đối tượng tham gia - trong đó có Hồ Nam, âm mưu đặt chất nổ phá "Hồ con rùa". Ngày 9/5/1977, toàn bộ tổ chức này bị Lực lượng Công an TP HCM đập tan. Cùng đồng bọn, Hồ
Được tha, Hồ Nam quay về nhà 121/3B đường Lê Thị Hồng Gấm, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, sống bằng nghề làm vườn, và vẫn thường xuyên giữ mối liên hệ với một số văn nghệ sĩ chế độ cũ còn ở lại, cũng như số văn nghệ sĩ đã chạy ra nước ngoài.
Năm 1983, được những kẻ ở nước ngoài tâng bốc, Hồ Nam viết nhiều tài liệu, nội dung xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, gửi ra cho bọn chúng xào nấu, chế biến thành những bài báo, vu khống chính quyền Việt Nam. Thiên bất dung gian, năm 1984 Hồ
Chính trong giai đoạn này, Hồ
Sinh năm 1943 tại thị xã Hà Đông, theo gia đình di cư vào
Năm 1966, Đoàn Viết Hoạt qua Mỹ du học. Lúc trở về, ông ta giảng dạy tại Viện Đại học Vạn Hạnh, rồi trở thành phụ tá Viện trưởng. Sau ngày giải phóng, Đoàn Viết Hoạt tham gia vào một tổ chức phản động, và bị kết án 12 năm tù giam. Tháng 2/1988, được tha, Đoàn Viết Hoạt lại tiếp tục tham gia tổ chức "Diễn đàn tự do" do Hồ Văn Đồng ở Mỹ, cầm đầu. Tháng 11/1990, một lần nữa Đoàn Viết Hoạt lên xe vào trại giam, rồi ra tòa, lĩnh án 15 năm. Trong tù, ông ta viết đơn bày tỏ sự ăn năn hối cải và xin được khoan hồng. Thể hiện chính sách nhân đạo, Nhà nước Việt
Trên đất Mỹ, ở chưa ấm chỗ, Đoàn Viết Hoạt đã gia nhập tổ chức "Văn bút hải ngoại" do Trần Thanh Hiệp làm Tổng thư ký. Tiếp theo, ông ta liên kết với nhóm phản động "Việt Tân" của Đỗ Hoàng Điềm, Lý Thái Hùng, nhóm "Dân chủ nhân dân" của Đỗ Thành Công.
Năm 2002, Đoàn Viết Hoạt cùng nhóm "Phục hưng Việt Nam", "Liên minh các lực lượng dân tộc Việt Nam", tổ chức hội thảo mang tên "Con đường dân chủ" mà mục đích không ngoài việc bàn luận các phương thức chống phá Nhà nước Việt Nam.
Tháng 7/2004, khi tiếp xúc với Trần Ngọc Thành, kẻ cầm đầu "Ủy ban bảo vệ lao động Việt Nam" tại Ba Lan, và cũng là người điều hành trang web phản động "Đàn chim Việt", Đoàn Viết Hoạt cùng Trần Ngọc Thành thống nhất thành lập một tổ chức mới với tên gọi "Viễn tượng Việt Nam". Một trong những người đầu tiên mà Đoàn Viết Hoạt nhắm tới để phát triển tổ chức này ở trong nước, là Hồ
Năm 2005, thông qua Vũ Uyên Giang - là đồng tác giả bộ sách "100 khuôn mặt văn nghệ sĩ" - Đoàn Viết Hoạt có được địa chỉ e-mail của Hồ Nam. Thư đi tin lại, Hồ Nam nhận lời viết bài cho mục "Lá thư Việt Nam" trong tạp chí "Viễn tượng Việt Nam".
Phải thừa nhận Hồ Nam là người láu lỉnh trong chuyện kiếm chác: Ngoài việc mỗi tháng Đoàn Viết Hoạt trả lương 50USD, cứ mỗi cuốn tạp chí "Viễn tượng Việt Nam" được Hồ Nam photo ra, ông ta đem bán cho những người mà ông ta đã rủ rê - từ 10 nghìn đến 50 nghìn đồng. Tiền nhuận bút của các bài viết do những người này gửi cho Hồ
Tại Cơ quan An ninh, họa sĩ Phạm Ngọc Cung, nhà ở quận Phú Nhuận, TP HCM, tường thuật: "Cuối năm 2008, ông Hồ Nam hỏi xin tôi một số bài để đăng trên tạp chí Viễn tượng Việt Nam. Tôi đã gửi cho ông ấy một số bài, gồm "Tổ quốc còn hay mất", "Đêm từ tạ", “Xuân mơ ước", "Ngày về", "Nước đầu nguồn", "Nhớ thương, thương nhớ", "Nửa vầng trăng lạnh", "Lối xưa quê cũ ta về", "Chiều lạc lõng". Sau khi báo in, Hồ
Hồ Nam và nhóm "Viễn tượng Việt Nam"
Cuối năm 2007, sau một thời gian - thông qua những e-mail - Hồ
Tất cả những cá nhân ấy, khi được Hồ Nam cho xem những cuốn tạp chí "Viễn tượng Việt Nam", họ đều nhận thức được rằng đây là báo "chui", nội dung tuyên truyền, xuyên tạc chủ trương đường lối của Nhà nước Việt Nam, chẳng hạn việc khai thác bauxite, việc bảo vệ chủ quyền biển đảo như sau này họ đã tường trình với Cơ quan An ninh Việt Nam.
Hồ Nam và Đoàn Viết Hoạt |
Được Hồ
Thực chất mà nói, tất cả những bài viết ấy, chỉ mượn chuyện xưa tích cũ để chửi bới chế độ, làm con rối cho bọn phản động lưu vong nước ngoài trong âm mưu chống phá Nhà nước Việt
In xong, makét báo lại được Đoàn Viết Hoạt đưa lên trang web Viễn tượng Việt
Theo quy định của Hồ Nam, hàng tháng vào ngày 1 hoặc 3, Hồ Nam sẽ từ Mỹ Tho lên TP HCM, rồi tất cả những cá nhân do ông ta móc nối được, sẽ gặp nhau tại quán ăn 390 đường Nguyễn Kiệm, hoặc quán cà phê số 438 đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận, TP HCM để bàn luận về những bài đã viết, định hướng cho những bài sẽ viết, đồng thời tán phát tạp chí “Viễn tượng Việt Nam”.
Trong những cuộc gặp gỡ này, khi men bia đã ngà ngà, họ "áo thụng vái nhau", bốc thơm nhau... tới số, đại loại như "Giời ơi, ông anh viết bài đó hay quá, Cộng sản đọc xong chắc mất ăn mất ngủ (?!). Sau này nắm chính quyền, em nhất định bầu anh làm Bộ trưởng Bộ Thông tin", hoặc: "Bộ sách 100 khuôn mặt văn nghệ sĩ của anh đã gây tiếng vang rất lớn trong giới trí thức Sài Gòn. Em đọc đi đọc lại cả chục lần mà vẫn thấy... sướng!".
Theo sự phân công của Hồ Nam, thì Nguyễn Trì, Nguyễn Văn Nhật, Phạm Ngọc Cung, Nguyễn Hoàng Quang, Vũ Ngọc Đỉnh có nhiệm vụ lập ra những blog trên mạng Internet để viết bài tuyên truyền, vu khống Nhà nước Việt Nam, viết bài cho tạp chí “Viễn tượng Việt Nam”, tuyển chọn người để đưa ra nước ngoài huấn luyện. Tổng cộng, 5 đối tượng vừa nêu đã viết 95 bài rồi đưa cho Hồ Nam biên tập để chuyển ra cho Đoàn Viết Hoạt, đăng trên 35 kỳ báo. "Năng suất lao động" cao nhất thuộc về Nguyễn Văn Nhật với 35 bài, kế đến là Nguyễn Hoàng Quang 20 bài, Phạm Ngọc Cung 11 bài, Vũ Ngọc Đỉnh 11 bài, nội dung xuyên tạc cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, kêu gào xóa bỏ điều 4 Hiến pháp, đòi "tự do tôn giáo", vạch phương hướng cho "Phong trào dân chủ Việt Nam", tiến đến kích động quần chúng bạo loạn, cướp chính quyền...
(Xem tiếp ANTG số 908, thứ Tư ra ngày 11/11/2009)