Truy việc cấp phép xây dựng nhà cao tầng ồ ạt trong nội đô TP Hồ Chí Minh
- Kiểm tra việc cấp phép xây dựng tại 9 tỉnh, thành phố
- Bỏ quy định năng lực nhà thầu để ngăn “lót tay” cấp phép xây dựng
- Bỏ quy định tiêu chuẩn nhà thầu khi cấp phép xây dựng
- Không được tạm dừng tiếp nhận hồ sơ cấp phép xây dựng
Đại biểu Tô Thị Bích Châu đặt câu hỏi, việc cấp phép xây dựng nhà cao tầng trong nội đô, đặc biệt là các trung tâm thương mại, cao ốc có tính toán đến việc gây ùn tắc giao thông? Chẳng hạn như tòa nhà Saigon Center, Trung tâm thương mại Saigon Square nằm cạnh giao lộ của các tuyến đường giao thông chính gây ùn tắc thường xuyên.
Chủ tịch HĐND Nguyễn Thị Quyết Tâm cũng cho rằng đây không chỉ là mối quan tâm của đại biểu HĐND TP Hồ Chí Minh mà còn của đại biểu Quốc hội. Tại kỳ họp vừa qua, Thủ tướng cũng đề nghị đại biểu Quốc hội giám sát chặt chẽ việc xây nhà cao tầng dày đặc dẫn đến ách tắc giao thông ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Trả lời các vấn đề đại biểu đặt ra, Giám đốc Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh Trần Trọng Tuấn khẳng định, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chỉ tiêu về dân số, số tầng cao… để làm căn cứ cấp phép xây dựng nhà cao tầng là những chỉ tiêu quy hoạch đã được thành phố lập, thẩm định và phê duyệt trên cơ sở đồng bộ với các chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật, xã hội tại khu vực đó. Tuy vậy, ông Tuấn cũng thừa nhận thực trạng các dự án nhà ở cao tầng đi trước hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội mà lẽ ra phải làm ngược lại.
Theo ông Tuấn, đặc thù của các công trình cao tầng là chen vào các khu đất trống, đất xen kẽ trong khu dân cư hiện hữu dẫn đến quá tải hạ tầng. Sở Xây dựng cũng đã nhìn thấy vấn đề này nên thời gian tới, để đảm bảo sự kết nối công trình hạ tầng kỹ thuật tại chỗ, khi xem xét cấp phép, cơ quan chuyên môn sẽ đặt nặng vấn đề kết nối với giao thông, với hạ tầng kỹ thuật.
Nhà cao tầng mọc lên san sát ở khu vực trung tâm. |
Trả lời cụ thể hơn về các công trình cao tầng ảnh hưởng giao thông khi các đại biểu truy vấn, Giám đốc Sở Xây dựng cho biết với các công trình này, phải có sự thẩm định của Sở GTVT thì Sở Xây dựng mới cấp phép. Thành phố đang triển khai các công trình giao thông để đảm bảo sự kết nối đồng bộ, khắc phục, ngăn ngừa ùn tắc giao thông cục bộ ở các điểm nóng.
Trước tình trạng ngập nước nghiêm trọng hiện nay, đại biểu HĐND thành phố cũng nêu trách nhiệm xử lý tình trạng lấn chiếm hầm ga, cửa xả và kênh rạch đã được phát hiện. Về vấn đề này, ông Tuấn cho rằng thuộc trách nhiệm của Sở GTVT.
Riêng việc xây nhà trên cống, ông Tuấn khẳng định chắc chắn là không có giấy phép xây dựng và Giám đốc Sở Xây dựng cũng cho rằng đây thuộc trách nhiệm của phường, xã. Các trường hợp xây dựng công trình trên hạ tầng thoát nước, Sở Xây dựng đã phối hợp với Sở GTVT và từ tháng 3 năm nay, 2 Sở đã ngồi lại bàn giải pháp xử lý.
Tại kỳ họp thứ 3, HĐND TP Hồ Chí Minh khóa 9, UBND thành phố đã đề xuất HĐND xem xét thông qua danh mục các dự án phải thu hồi đất và danh mục các dự án chuyển mục đích sử dụng đất dưới 10 ha đối với đất trồng lúa và dưới 20 ha đối với đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng dự kiến sẽ thực hiện trong năm 2017. Cụ thể, năm tới thành phố lên kế hoạch thu hồi đất đối với 880 dự án, tổng diện tích cần thu hồi hơn 8.000 ha.
Trong số này, dự án cần thu hồi lên đến 7.000 ha, chỉ có 321 dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa và đất rừng phòng hộ, còn lại là thu hồi đất ở, đất sản xuất kinh doanh phục vụ xây dựng hạ tầng đô thị và phát triển kinh tế.
Phát biểu trong phiên thảo luận vào ngày 7-12 vừa qua, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh, ông Phan Nguyễn Như Khuê cho rằng, thành phố phải quyết liệt hơn trong việc thu hồi mặt bằng, kho bãi của các cơ quan Trung ương cũng như địa phương khác trên địa bàn thành phố để bổ sung quỹ đất, tạo nguồn thu phục vụ phát triển KT-XH chứ không chỉ nhắm vào việc thu hồi đất của dân.
Nhiều đổi mới trong giải trình, chất vấn và trả lời chất vấn Sau 3 ngày làm việc (6, 7, 8-12-2016), kỳ họp thứ III HĐND thành phố Hải Phòng khóa XV đã kết thúc. 1/2 thời lượng dành cho chất vấn và trả lời chất vấn, với tiêu chí đề ra “các câu hỏi và trả lời cần ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề, bảo đảm rõ ý, giải pháp, cách làm”. Ông Lê Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố điều hành phiên họp đã yêu cầu lãnh đạo 5 ngành của thành phố trả lời về việc thực hiện các cam kết được đưa ra tại kỳ họp thứ III. Các phương hướng và giải pháp trong thời gian tới, nhiều câu hỏi của các đại biểu về các vấn đề: giao thông đô thị, khai thác khoáng sản, bảo vệ môi trường, y tế, VSAT thực phẩm, xây dựng nông thôn mới… đã được lãnh đạo các ngành trả lời. Đặc biệt các câu hỏi của đại biểu chất vấn, các vấn đề cử tri quan tâm với chủ tịch UBND thành phố được trả lời thấu đáo đã thể hiện trách nhiệm của người đứng đầu UBND thành phố đối với cử tri. Kết thúc kỳ họp HĐND đã thông qua các nghị quyết mới trên các lĩnh vực: chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính đầu tư… trung và dài hạn 2017 - 2020 phấn đấu thực hiện đưa thành phố Hải Phòng phát triển kinh tế - xã hội song song với nâng cao đời sống nhân dân, an sinh xã hội… (Văn Thịnh) |