Kỷ niệm trọng thể 140 năm Ngày sinh cụ Huỳnh Thúc Kháng
- Đổi thay trên quê hương cụ Huỳnh Thúc Kháng
- Hội thảo khoa học “Thân thế và sự nghiệp Cụ Huỳnh Thúc Kháng”
- Cụ Huỳnh Thúc Kháng: Nhà nho lo viêc an ninh
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã xúc động ôn lại cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của cụ Huỳnh Thúc Kháng.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu tại Lễ kỷ niệm. |
Cụ Huỳnh sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo. Cuộc sống của cụ gặp nhiều khó khăn, sóng gió nhưng bằng nghị lực của mình cụ đã vượt qua tất cả để học hành đỗ đạt.
Huỳnh Thúc Kháng 8 tuổi đi học, 13 tuổi đã văn hay chữ tốt, 16 tuổi đi thi Hương, nổi tiếng ở Kinh đô Huế, sánh cùng Trần Quý Cáp, Phạm Liệu, được xếp vào hạng Tam hùng.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng với các đại biểu đến viếng, dâng hương tại Nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng. |
Năm 29 tuổi cụ đỗ Tiến sĩ, được nhân dân sở tại gọi là Ngũ hổ. Cụ là một trong những nhà lãnh đạo phong trào Duy Tân, ứng cử vào Viện Dân biểu Trung kỳ năm cụ 51 tuổi, sau 2 năm giữ chức vụ cụ từ chức.
Ngày 10-8-1927, cụ sáng lập ra nhà in và báo Tiếng Dân cho đến năm 1943. Suốt thời gian này cụ vừa làm chủ nhiệm Nhà in Huỳnh Thúc Kháng và chủ bút tờ báo Tiếng Dân.
Cụ Huỳnh Thúc Kháng và cụ Ngô Đức Kế. |
Cụ đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời ra tham gia Nội các Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ sau cách mạng tháng Tám năm 1945.
Đến năm 1946, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Pháp đàm phán, cụ Huỳnh Thúc Kháng được cử làm quyền Chủ tịch nước. Thời gian này cụ còn là Chủ tịch Hội Liên hiệp Quốc dân.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang ghi vào sổ lưu niệm tại Nhà lưu niệm cụ Huỳnh. |
Chủ tịch nước Trần Đại Quang trồng cây lưu niệm trong khuôn viên Nhà lưu niệm cụ Huỳnh. |
Cuối năm 1946, cụ là đặc phái viên của Chính phủ vào cơ quan Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Trung Bộ tại Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi
Tháng 3-1947, cụ Huỳnh Thúc Kháng lâm bệnh nặng và qua đời vào ngày 21-4-1947 tại xã Hành Phong, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.
Làm theo tâm nguyện của cụ, nhân dân đã đưa cụ lên an táng trên đỉnh núi Thiên Ấn. Nơi đây là đệ nhất thắng cảnh của Quảng Ngãi - “Thiên Ấn niên hà” (Ấn trời đóng xuống sông).
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trồng cây tại khuôn viên Nhà lưu niệm. |
Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết về cụ Huỳnh: “Cụ Huỳnh là người học hành rất rộng, chí khí rất bền, đạo đức rất cao. Vì lòng yêu nước mà cụ trước đây bị bọn thực dân làm tội, đày ra Côn Đảo. Mười mấy năm trường gian nan cực khổ, nhưng lòng son dạ sắt, yêu nước thương nòi của cụ chẳng những không sờn, mà lại thêm cương quyết”…
Noi theo tấm gương của cụ Huỳnh Thúc Kháng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị mỗi cán bộ, đảng viên phải không ngừng trao dồi cả đức lẫn tài để phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc…
Thay mặt tỉnh Quảng Nam, ông Đinh Văn Thu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Trung ương MTTQ Việt Nam đã quan tâm, phối hợp với tỉnh Quảng Nam tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 140 năm Ngày sinh cụ Huỳnh Thúc Kháng.
Ông Đinh Văn Thu phát biểu tại Lễ kỷ niệm. |
Ông Thu cho biết sau 30 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, từ một tỉnh nghèo, kém phát triển, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Nam đã chung sức đồng lòng xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Năm 2016, Quảng Nam lọt vào top những địa phương có nguồn thu ngân sách hạng khá, tự cân đối được khoảng 90%. Phấn đấu năm 2017, Quảng Nam sẽ đóng góp vào ngân sách Trung ương.
Trước đó, trong sáng cùng ngày, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng các đại biểu lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến dâng hương cụ Huỳnh Thúc Kháng tại Nhà lưu niệm cụ Huỳnh (xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước).