Thiện chí và “Báo cáo nhân quyền”
Ngày 26/5, trả lời trước việc Mỹ ra Báo cáo nhân quyền thường niên năm 2011, trong đó có phần đánh giá về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nêu rõ: “Báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tình hình nhân quyền thế giới năm 2011 trong khi có ghi nhận nhiều thành tựu quan trọng của Việt Nam trong việc đảm bảo quyền con người cho nhân dân Việt Nam, nhưng đáng tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định thiếu khách quan dựa trên những thông tin sai lệch về tình hình thực thi quyền con người ở Việt Nam”.
Được biết, trước đó, ngày 24/4, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã trình Quốc hội Mỹ bản Báo cáo về tình hình nhân quyền thế giới năm 2011, trong đó có đề cập đến tình hình nhân quyền tại Việt
Đây là năm thứ 36 Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra Báo cáo Nhân quyền, đánh giá về tình hình thực hiện quyền con người của hầu hết quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, không bao gồm Mỹ. Điều đáng chú ý, trong số các quốc gia nêu trong báo cáo, rất nhiều quốc gia bị chỉ trích vi phạm nhân quyền (như năm 2010 có tới hơn 130 quốc gia bị Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ trích vì hạn chế các quyền của con người, chỉ có 3 quốc gia được cho là có tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực này). Đương nhiên, với một báo cáo nhiều điểm thiếu khách quan, thiếu căn cứ, báo cáo nhân quyền lần này của Bộ Ngoại giao Mỹ - như thường lệ, vấp phải sự phản ứng của các nước.
Ở đây, chúng tôi muốn nhấn mạnh nguồn thông tin để đưa ra báo cáo. Nguồn thông tin để đưa ra báo cáo, để đảm bảo tính khách quan, chính xác phải dựa vào thị sát thực tế và thông qua các kênh thông tin khác, trong đó có thông tin báo chí, truyền thông, dư luận. Trong đó, thị sát thực tế là yếu tố căn bản nhất. Đương nhiên, việc thị sát phải đảm bảo rằng, người tiến hành thị sát để thực hiện báo cáo phải công tâm, khách quan bởi bất cứ sự lệ thuộc hoặc áp đặt nào về ý chí, đều dẫn tới nhận định sai lệch.
Thực tế, những năm qua, nhiều cá nhân, tổ chức nước ngoài đã được tạo điều kiện vào Việt
Hồi đầu năm 2012, lợi dụng trang web “ý kiến người dân” (một sáng kiến của Tổng thống Obama lập năm 2009 để tiếp thu ý kiến người dân Mỹ), một số đối tượng phản động người Mỹ gốc Việt được sự hậu thuẫn của Việt Tân đã kích động các phần tử chống đối, thu thập cái gọi là “chữ ký ủng hộ”. Những hành động theo cách như vậy đều có nội dung tố cáo xuyên tạc sự thật.
Bộ Ngoại giao Mỹ hằng năm vẫn đưa ra báo cáo nhân quyền bao phủ hầu hết quốc gia, vùng, lãnh thổ trên thế giới mà lại trừ mình ra, cũng giống như ngạn ngữ nói rằng người ta có thể thấy nhiều nơi, trừ cái gáy của mình. Còn khi tự cho mình quyền phán xét các nước, thì yêu cầu bắt buộc là phải có đủ tầm nhìn chứ không thể chỉ dựa trên thông tin sai lệch. Và điều quan trọng nhất: Khi những người bạn nhìn nhau một cách thiện chí, thì những sai lầm nếu có trong cách hiểu, cách nhìn nhận cũng sẽ được thanh gột, cải sửa từ sự thiện chí của mỗi bên. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton từng sang Việt