Sự thất bại của một ý đồ chính trị

Thứ Sáu, 20/12/2013, 09:37
Ý tưởng về dùng phương thức phi vũ trang, “không đánh mà thắng” của phương Tây, được gọi là “diễn biến hòa bình” ra đời từ cuối những năm 40 thế kỷ XX. Ban đầu ý tưởng này nằm trong chiến lược ngoại giao của Hoa Kỳ. Vào thập kỷ 80 thế kỷ XX, tư tưởng “ngoại giao” này được nâng lên và hoàn chỉnh thành chiến lược chính trị. Chiến lược này nhằm "chuyển hóa hòa bình" chế độ xã hội do các Đảng cộng sản lãnh đạo cầm quyền ở các nước Xã hội chủ nghĩa sang con đường Tư bản chủ nghĩa. Sự sụp đổ của Liên Xô, Đông Âu có nhiều nguyên nhân, song một trong những nguyên nhân cơ bản, đó là do Chiến lược “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc. Trong chiến lược này "nhân quyền" và "dân chủ" được xem là vũ khí hàng đầu.

Trong thế giới hiện đại, chế độ chính trị của một nhà nước được xác định bằng 2 yếu tố cơ bản:

a) Quyền lực nhà nước thuộc về ai? Gắn liền với chủ thể của quyền lực đó là vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội thuộc về đảng chính trị nào?

b) Hệ thống pháp luật, trong đó Hiến pháp và Luật Hình sự bảo vệ chế độ chính trị và các quyền của người dân như thế nào?

Thời gian gần đây ở Việt Nam các nhà “dân chủ, nhân quyền mạng” và những người “bất đồng chính kiến” đã có một ý đồ chính trị “độc đáo”, rất xấu đó là đưa ra “sáng kiến”, chuyển hóa, thay đổi bản chất của chế độ chính trị, không phải bằng những cuộc cách mạng “hoa quả”, không phải bằng những cuộc biểu tình rầm rộ… mà bằng một cuộc “cách mạng mềm”, như có người nói - bằng cách thay đổi chế độ chính trị, bằng cách thay đổi những quy định cơ bản, quan trọng nhất trong Hiến pháp, 1992 sửa đổi (nay gọi là Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam), trong đó có: Xóa bỏ Điều 4, quy định về vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam; Xóa bỏ khái niệm “định hướng XHCN” và “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” (Điều 51); xóa bỏ quy định “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” (Điều 53).

Ai cũng biết, bản chất của chế độ ta được thể hiện ở những quy định này. Khi những quy định này không còn trong Hiến pháp nữa thì điều đó đồng nghĩa với chế độ chính trị ta đã bị xóa bỏ.

Cũng trong thời gian qua, các thế lực thù địch đã đẩy tới nhiều thủ đoạn mới chống phá chế độ, dựa trên cái gọi là “ý nguyện của nhân dân” thông qua nhiều trang mạng xã hội và nhiều bloger. Chẳng hạn như người ta ra “tuyên bố” kêu gọi và đòi “thực thi các quyền dân sự chính trị”; “Tuyên bố 258”, đòi xóa bỏ Điều 258, “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” và các điều 88 “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Điều 79 “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” trong Bộ luật Hình sự 1999. Nếu như những quy định của Hiến pháp 1992 nói trên là nội dung, bản chất, mục đích của chế độ ta thì những quy định trong các Điều 88, 79, 258 Bộ luật Hình sự là phương tiện, là công cụ pháp lý để bảo vệ chế độ. Với những kiến nghị xóa bỏ những Điều luật nói trên, có nghĩa người ta tước đi công cụ bảo vệ chế độ thực hiện một cuộc “cách mạng mềm” theo đúng nghĩa đen và nghĩa bóng của khái niệm này.

Tất nhiên ý đồ chính trị của họ đã bị thất bại. Với việc Quốc hội khóa XIII (Kỳ họp thứ VI) nhất trí cao (với 97, 59%) thông qua Hiến pháp 1992, khẳng định chế độ xã hội ta là chế độ do nhân dân là chủ; Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN do Đảng ta lãng đạo; Các quyền công dân và quyền con người được tôn trọng và bảo đảm

Tất nhiên do khác biệt về quan điểm chính tri, mâu thuẫn về lợi ích, trước hết là lợi ích chính trị, các thế lực thù địch sẽ không chịu bó tay, “thua keo này, bày keo khác”, bởi vậy cuộc đấu tranh này sẽ tiếp diễn với nhiều tình huống, kịch bản mới

P.N.
.
.
.