Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Luật Cảnh sát cơ động vào tháng 5/2022
Với 472/476 ĐBQH biểu quyết tán thành (94,59% tổng số ĐBQH), chiều 27/7, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021.
- Những nội dung mới của dự thảo Luật Cảnh sát cơ động
- Xây dựng Luật Cảnh sát cơ động đáp ứng yêu cầu tình hình mới
- Lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về dự án Luật Cảnh sát cơ động
- Bộ Công an đề xuất xây dựng Luật Cảnh sát cơ động
Theo đó, Nghị quyết bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 dự án Luật sửa đổi, bổ sung Phụ lục - Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê; Điều chỉnh thời gian trình dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) từ Chương trình cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 2 (tháng 10-2021) sang Chương trình cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 3 (tháng 5-2022) và thông qua tại Kỳ họp thứ 4 (tháng 10-2022).
Các ĐBQH tham gia biểu quyết tại kỳ họp. |
Về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, tại Kỳ họp thứ 3 (tháng 5-2022), sẽ trình Quốc hội thông qua 5 dự án luật và 1 dự thảo nghị quyết gồm: Luật Cảnh sát cơ động; Luật Điện ảnh (sửa đổi); Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi); Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ; Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 (và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 nếu có).
Tại Kỳ họp thứ 3 cũng trình Quốc hội cho ý kiến 5 dự án luật, gồm: Luật Dầu khí (sửa đổi); Luật Đất đai (sửa đổi), cho ý kiến lần 1; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Luật Thanh tra (sửa đổi); Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
Tại Kỳ họp thứ 4 (tháng 10-2022), trình Quốc hội thông qua 4 dự án luật gồm: Luật Dầu khí (sửa đổi); Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Luật Thanh tra (sửa đổi); Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Đồng thời trình Quốc hội cho ý kiến 2 dự án luật gồm: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); Luật Đất đai (sửa đổi), cho ý kiến lần 2.