Ngăn ngừa hành vi lợi dụng quyền tự do lập hội để chống Nhà nước, nhân dân
Điều 25, Hiến pháp (năm 2013) quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình”. Hiện nay, việc thực hiện các quyền này được quy định ở nhiều văn bản pháp luật, như: Nghị định số 45/2010/NĐ-CP, ngày 21/4/2010, của Chính phủ Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Thông tư số 11/2010/TT-BNV, ngày 26/11/2010, của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP, ngày 21/4/2010 của Chính phủ.
Trên cơ sở luật định, Đảng, Nhà nước ta luôn khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi đảm bảo cho công dân thực hiện nghiêm túc, đầy đủ quyền tự do lập hội của mình. Mọi công dân đều có quyền tham gia hoặc không tham gia các tổ chức hội. Đối với các hội đặc thù như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Công đoàn..., được Nhà nước hỗ trợ biên chế, kinh phí hoạt động. Những hội có tính chất nghề nghiệp như: Hội Nhà văn, Hội Nhà báo, Hội Văn nghệ...; các hội kinh tế như: Hội Sinh vật cảnh, Hội Doanh nghiệp, Doanh nhân, Hội Nuôi ong... có mục đích, đường hướng hoạt động phù hợp với lợi ích quốc gia và các chuẩn mực xã hội đều được chính quyền các cấp tạo điều kiện thành lập và duy trì hoạt động.
Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đến nay toàn quốc đã có khoảng 460 hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp có phạm vi hoạt động trong toàn quốc, liên tỉnh, thành phố; 20 tổ chức công đoàn ngành; trên 36.000 tổ chức hội, hiệp hội, câu lạc bộ ở các địa phương hoạt động, ở nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
Trong đó, tập trung chủ yếu trên một số lĩnh vực như: Nhân đạo, từ thiện, cung ứng dịch vụ giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe, thể dục thể thao, bảo vệ môi trường...
Nhìn chung, các hội đã có nhiều đóng góp vào quá trình xây dựng và phát triển đất nước, thể hiện vai trò là cầu nối giữa các hội viên với chính quyền; hỗ trợ hội viên trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như giải quyết các tranh chấp thương mại, cung cấp thông tin tư vấn về sản xuất và thị trường... Các hội cũng có vai trò ngày càng tích cực trong việc tư vấn, phản biện, đối với các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chương trình và dự án phát triển kinh tế, xã hội của Chính phủ và của địa phương.
Những kết quả đạt được trên là thành quả tất yếu của Đảng, Nhà nước ta trong nỗ lực đảm bảo và phát huy tối đa mọi quyền lợi chính đáng của công dân, trong đó có quyền tự do lập hội trên tất cả các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp theo tinh thần của Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền năm 1948. Điều này đã được đông đảo quần chúng nhân dân trong nước, bạn bè quốc tế, Hội đồng Nhân quyền ghi nhận, đánh giá cao ở nhiều diễn đàn, đặc biệt là trong phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát lần thứ 18 về tình hình nhân quyền đối với các thành viên của Liên Hợp Quốc diễn ra vào hồi tháng 2-2014 vừa qua và việc Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc với số phiếu cao nhất (184 phiếu thuận trên tổng số 192 phiếu).
Tuy nhiên, thời gian qua, một số đối tượng thù địch đã lợi dụng quyền tự do lập hội để lập ra nhiều hội, nhóm không đúng quy định pháp luật, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng, thậm chí trá hình, hoạt động chống Đảng, Nhà nước ta. Những hội, nhóm này thường núp dưới danh nghĩa các câu lạc bộ xã hội, nghề nghiệp, sinh hoạt tôn giáo, dân chủ, nhân quyền, hướng về biển đảo… Trong cương lĩnh, điều lệ của tổ chức tuy không đề ra mục đích chống chính quyền nhưng trên thực tế chúng lại ngấm ngầm thực hiện các hoạt động gây hại đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nước ta như: lôi kéo, móc nối người phát triển lực lượng, tán phát, đăng tải các tài liệu, tin, bài viết có nội dung tuyên truyền, chống Đảng, Nhà nước thông qua các diễn đàn, trang web, blog của hội. Điển hình như, tổ chức phản động “Việt tân” đã lập ra cái gọi là “Hội những người bạn của Việt tân”, “Bạn của Nguyễn Quốc Quân” trên Facebook để lôi kéo, móc nối người tham gia các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập mạnh mẽ như hiện nay, khi đời sống vật chất, tinh thần của mỗi người dân được nâng cao thì quyền con người ngày càng được luật pháp quốc tế, quốc gia tôn trọng, bảo vệ. Trong những năm qua, Việt