Kỷ luật cán bộ về hưu như thế nào?
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát 2020
- Tuần tới, Quốc hội sẽ thông qua Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi)
- Đại biểu Quốc hội đề nghị kiểm toán lại giá điện1
Đại biểu Mong Văn Tình (Nghệ An) nêu ý kiến, cán bộ, công chức đã nghỉ hưu mới phát hiện hành vi vi phạm trong thời gian công tác về bản chất là xử lý hồi tố. Tuy nhiên, đề nghị cân nhắc luật hóa đối với hình thức kỷ luật xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm tại thời điểm có hành vi vi phạm “Nếu chỉ xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm thực chất chỉ là xóa cái danh còn thực tế là thời gian sai phạm cán bộ, công chức, viên chức đó đã từng giữ chức vụ, giữ cái danh, quan trọng hơn là các chế độ, chính sách kèm theo như hệ số phụ cấp, thưởng và một số chế độ khác đã được hưởng có truy thu không?”, Đại biểu đặt câu hỏi.
Đại biểu Mong Văn Tình (Nghệ An). |
Ngoài ra, đại biểu Mong Văn Tình còn cho rằng, việc xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm còn ảnh hưởng đến những quyết định, văn bản do cán bộ, công chức đó đã ký kể từ thời điểm có hành vi vi phạm. Nếu luật hóa quy định này đồng nghĩa những giá trị pháp lý các văn bản quyết định do cán bộ, công chức, viên chức đó ký khi còn đương chức không còn hiệu lực. Do đó, nếu quy định hình thức kỷ luật xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm tại thời điểm có hành vi vi phạm tại dự thảo luật, đề nghị cần xử lý đầy đủ các chính sách mà đối tượng đó đã được hưởng.
Về vấn đề này, đại biểu Huỳnh Cao Nhất (Bình Định) tán thành bổ sung quy định của Luật Cán bộ công chức đối với các đối tượng khác ở Điều 84, tại khoản 5 dự thảo luật quy định mọi hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức kể cả hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu đều bị xử lý kỷ luật của pháp luật.
Đại biểu Huỳnh Cao Nhất (Bình Định). |
Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, hình thức kỷ luật và thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật như trong dự thảo Luật là chưa rõ ràng.
Cụ thể, về hình thức kỷ luật, xóa tư cách chức vụ, theo đại biểu, về thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với đối tượng cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu trong dự thảo luật không quy định dẫn đến có thể hiểu là dù sau 10, 15, 20 năm thậm chí lâu hơn nữa tính từ ngày nghỉ hưu mới phát hiện vi phạm thì đều bị xử lý.
"Theo tôi quy định như vậy là không công bằng và thiếu thống nhất trong luật, vì đối tượng đương chức nếu vi phạm kỷ luật thì có thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật tùy mức độ tối đa là 10 năm. Còn đối tượng đã nghỉ hưu nhưng vi phạm khi còn đương chức thì lại không có thời hiệu, thời hạn và có thể hiểu là vô thời hạn. Do đó, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc thêm các vấn đề về thời gian, thời hiệu xử lý, hình thức xử lý, trình tự, thủ tục, mối quan hệ xử lý kỷ luật đối tượng này để đảm bảo tính khả thi, thống nhất trong luật” – đại biểu Huỳnh Cao Nhất kiến nghị.