Không thể đánh lận giữa tự do tôn giáo và hành vi phạm tội
"Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế năm 2011" của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố mới đây tiếp tục lặp lại điệp khúc cũ khi có những nhận xét thiếu khách quan, dựa trên những thông tin sai lệch về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam. Đặc biệt, một số nhận xét, đánh giá có tính định kiến, sai lệch khi cho rằng "quyền tự do tôn giáo bị giới hạn bằng nhiều cách" và "một số tín đồ tôn giáo tiếp tục bị đàn áp hoặc sách nhiễu, cầm tù"…
Những dẫn chứng để đưa ra đánh giá sai lệch nói trên vẫn không có gì khác: dựa vào việc một số đối tượng phạm tội hình sự, bị các cơ quan tiến hành tố tụng ở Việt
Việc đánh giá tự do tôn giáo phải dựa trên tình hình khách quan về đời sống tôn giáo ở một quốc gia, vùng, lãnh thổ, bao gồm cả đời sống vật chất và văn hóa, tinh thần. Tự do tôn giáo không thể bị đánh lận với một số đối tượng lợi dụng tôn giáo để thực hiện hành vi phạm pháp, bị điều tra, truy tố, xét xử. Hai phạm trù này hoàn toàn khác nhau. Khi phạm một tội quy định trong Bộ luật Hình sự, thì dù công dân đó theo hay không theo tôn giáo nào đều chịu sự trừng phạt của pháp luật một cách bình đẳng. Luật pháp bất kỳ quốc gia nào cũng nhằm bảo vệ thể chế chính trị của quốc gia đó và trong Bộ luật Hình sự, nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia, chống chính quyền nhân dân (như phản bội Tổ quốc; hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân…) đều bị coi là trọng tội. Luật pháp Việt
Ngay tại nước Mỹ, luật pháp các bang cũng quy định rất rõ hành vi chống chính quyền và chế tài xử phạt tương ứng. Đặc biệt, các tòa án ở Mỹ cũng rất nghiêm khắc đối với các hành vi chống chính quyền. Chẳng hạn, hồi tháng 2/2012 vừa qua, các cơ quan bảo vệ pháp luật ở Mỹ đã bắt giữ 7 thành viên của nhóm Hutaree (tên thổ ngữ mà những người trong nhóm tự đặt ra) vì có hành vi chống lại chính quyền Mỹ. Nhóm Hutaree có trụ sở tại bang Michigan, đã lên kế hoạch giết một sĩ quan cảnh sát sau khi tấn công một đám tang, nhằm bắt đầu một cuộc nổi loạn, sử dụng vũ khí chống lại chính quyền Mỹ. Khi bị bắt, nhóm này danh xưng "chiến binh Thiên Chúa giáo" và nói rằng họ được quyền làm theo "Chúa", tự do phát biểu, hội họp.
Trước đó, năm 2010, có tới 9 thành viên khác của nhóm Hutaree cũng bị bắt giữ tại phía nam bang
Rõ ràng, nước Mỹ khi tự nhận là họ đảm bảo về tự do tôn giáo thì ở đây cũng có sự phân biệt rạch ròi với lợi dụng tôn giáo chống chính quyền. Hành vi danh xưng tôn giáo để tập hợp lực lượng, chống nước Mỹ đều bị cơ quan bảo vệ pháp luật ở các bang bắt, xử lý như vụ việc trên. Vậy thì hà cớ gì, những hành vi lợi dụng tự do tôn giáo để vi phạm pháp luật, chống chính quyền của một số đối tượng ở Việt
Trong nhiều lần làm việc với cá nhân, tổ chức có trách nhiệm của Mỹ, trong đó có Bộ Ngoại giao Mỹ, phía Việt Nam đã đề nghị cần có cách nhìn đầy đủ, khách quan, tôn trọng sự thật về tình hình tôn giáo ở Việt Nam. Nếu như ngay tại nước Mỹ, việc họ tiếp cận thông tin có những sai lệch, thì Việt Nam đã rất thiện chí khi tạo điều kiện để việc tìm hiểu thực tế tôn giáo đảm bảo khách quan, đầy đủ. Việc đánh giá theo đó cần tuân thủ nguyên tắc và thiện chí này