Đà Nẵng:

Phát động hiến tặng tư liệu và hiện vật cho Nhà trưng bày Hoàng Sa

Chủ Nhật, 03/07/2016, 20:01
Cuộc vận động sẽ kéo dài 3/7/2016 đến 19/1/2017.Nhà trưng bày sau khi khánh thành sẽ trưng bày những tư liệu lịch sử chứng minh chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam với Hoàng Sa, Trường Sa.

Chiều ngày 3-7, tại Bảo tàng Đà Nẵng, UBND huyện Hoàng Sa (TP. Đà Nẵng) đã tổ chức Lễ phát động hiến tặng tư liệu, hiện vật cho Nhà trưng bày Hoàng Sa.

Cuộc vận động sẽ kéo dài 3/7/2016 đến 19/1/2017.

Chiều ngày 3-7, tại Bảo tàng Đà Nẵng, UBND huyện Hoàng Sa (TP. Đà Nẵng) đã tổ chức Lễ phát động hiến tặng tư liệu, hiện vật cho Nhà trưng bày Hoàng Sa.

Theo ông Bùi Văn Tiếng (nguyên trưởng Ban tổ chức Thành ủy Đà Nẵng, Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Đà Nẵng) cho biết: "Trước ngày khánh thành Nhà trưng bày Hoàng Sa, chúng tôi đã lưu trữ số lượng 150 tư liệu, hiện vật... quý giá liên quan đến việc hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam.

Trong đó có những bản vẽ tư liệu trong giai đoạn từ 1618 đến 1859 cho thấy chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo này. Ngoài ra, còn các sách atlat, bản đồ, tư liệu của chính quyền Trung Quốc từ năm 1626 đến 1908, cho thấy chủ quyền Trung Quốc ở phía nam chỉ đến đảo Hải Nam là kết thúc".

 Ông Tiếng cũng cho hay, còn có nhiều tư liệu của các học giả, người dân gửi về cho Hội khoa học lịch sử Đà Nẵng liên quan hai quần đảo này. Trong đó có sách atlat năm 1933 được xuất bản tại Nam Kinh (Trung Quốc) hay bản đồ do phái bộ Trung Quốc tại Anh xuất bản năm 1908, đều cho thấy lãnh thổ Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam, chứ không liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa.

 Nhiều tổ chức, cá nhân tích cực tham gia cuộc vận động hiến tặng tư liệu, hiện vật cho Nhà trưng bày Hoàng Sa của UBND TP. Đà Nẵng.

Góp mặt trong cuộc vận động, có đại diện nghệ sĩ ưu tú Chí Trung cũng gửi tặng đĩa DVD gốc của bộ phim "Nhớ đảo" - nói về các nhân chứng từng sống tại quần đảo Hoàng Sa trước ngày 19/1/1974. Đây là bộ phim gây tiếng vang với giải thưởng báo chí quốc gia 2005 và Huy chương vàng Liên hoan phim toàn quốc vào cùng năm. 

Trong khi đó, tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn (Phó viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội TP Đà Nẵng) cũng trao tặng UBND huyện Hoàng Sa phụ bản bản đồ do chính mình phát hiện có tên "Atlas von China" (Tập bản đồ Trung Quốc) do Nhà xuất bản Verlag von Dietrich Reimer (Đức) sản xuất năm 1885, được lưu trữ tại Kho sách hiếm Đại học Harvard (Mỹ). 

Tiến sĩ Anh Sơn cũng cho biết 10 tháng nghiên cứu tại Mỹ, ông đã sưu tầm được thêm nhiều tài liệu cổ quý giá của Trung Quốc, Việt Nam và các nước khác liên quan chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa, Trường Sa cũng như bác bác lập luận "con đường tơ lụa trên biển", "đường lưỡi bò"... mà Trung Quốc đưa ra. 

Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng cũng hiến tặng bản đồ xác định năm 1969, xác định danh giới xã Định Hải (tức là đảo Hoàng Sa) sát nhập vào địa phận xã Hòa Long, huyện Hòa Vang, Quảng Nam dưới thời chế độ cũ. 

Một tư liệu quý giá khác của bà Nguyễn Thị Lựa (người Thới Lai, Cần Thơ) cũng hiến tặng tư liệu liên quan đến chồng mình là Nguyễn Mạnh Trọng, chiến sĩ chế độ cũ tử trận vào ngày 19/1/1974, khi bảo vệ đảo Hoàng Sa. 

Hoài Thu
.
.
.