Cảnh vệ được quyền nổ súng nhưng phải tuân thủ các nguyên tắc
- Lực lượng Cảnh vệ cần có quyền chủ động nổ súng1
- Bộ trưởng Tô Lâm: Quy định khắt khe việc nổ súng sẽ khó khăn trong triển khai1
- Quy định nổ súng là biện pháp cuối cùng để bảo đảm an ninh, trật tự
- Sự cần thiết về quy định nổ súng khi thi hành nhiệm vụ
- Ông Võ Trọng Việt: Qua vụ Yên Bái cần quản lý chặt chẽ việc cấp súng
Thượng tướng Lê Quý Vương, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã trình bày tờ trình về dự án Luật Cảnh vệ.
Đây là nội dung mà Bộ Công an đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo và hoàn chỉnh hồ sơ dự án Luật, theo ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 2 ngày 15-18. Dự án Luật Cảnh vệ sẽ được trình ra Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 2 tới đây.
Toàn cảnh phiên họp |
Theo dự thảo luật, đối tượng cảnh vệ gồm những người giữ chức vụ, chức danh cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam và Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; khách quốc tế đến thăm và làm việc tại Việt Nam; khu vực trọng yếu; sự kiện đặc biệt quan trọng. Thường trực Uỷ ban QPAN nhất trí với tờ trình của Chính phủ, không mở rộng đối tượng cảnh vệ.
Thẩm tra về quy định sử dụng vũ khí trong thi hành nhiệm vụ (Điều 23), Thường trực Uỷ ban QPAN cho rằng, việc nổ súng liên quan trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ của con người. Vì vậy, việc cán bộ, chiến sỹ Cảnh vệ nổ súng trong khi thực hiện nhiệm vụ phải tuân thủ các nguyên tắc, quy định tại dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Mặt khác, dự thảo Luật quy định nổ súng “để tiêu diệt” đối tượng đang có hành vi tấn công trực tiếp đối tượng cảnh vệ hoặc sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ cảnh vệ là chưa phù hợp với nguyên tắc “người sử dụng cần hạn chế thiệt hại do việc nổ súng gây ra”; chưa bảo đảm đầy đủ các điều kiện về “phòng vệ chính đáng” hoặc “tình thế cấp thiết” của Bộ luật hình sự.
Để kịp thời ngăn chặn hành vi tấn công này, nhiều khi chỉ cần sử dụng các biện pháp nghiệp vụ, công cụ hỗ trợ hoặc bắn bị thương, vì nếu đối tượng còn sống sẽ thuận lợi hơn trong công tác xác minh, điều tra, xử lý vụ việc.
Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ chỉ đạo tại phiên họp |
Chủ nhiệm Uỷ ban QPAN Võ Trọng Việt nêu quan điểm, luật cần quy định để trao quyền chủ động cho lực lượng Cảnh vệ. “Luật phải mổ xẻ, lật đi lật lại làm sao đưa ra cái khung cho anh em làm nhiệm vụ để không bị động, lúng túng khi sử dụng súng. Lâu nay mình huấn luyện chưa đến nơi đến chốn nên khi vận dụng cũng có phần máy móc. Vấn đề quan trọng bây giờ là huấn luyện và vận dụng cho tốt”, ông nói.
Chỉ đạo tại phiên họp Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ yêu cầu việc quy định sử dụng vũ khí trong khi thi hành nhiệm vụ và các trường hợp nổ súng phải đảm bảo các nguyên tắc theo quy định pháp luật. Đặc biệt, lực lượng Cảnh vệ chỉ nên nổ súng trong trường hợp thực sự cần thiết, để đảm bảo an toàn cho các đối tượng Cảnh vệ.
Đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ban soạn thảo, Uỷ ban QPAN tiếp thu các ý kiến các đại biểu, phối hợp với nhau hoàn chỉnh văn bản sớm, đưa ra trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 2.
Các trường hợp được nổ súng (Khoản 2, Điều 23, dự thảo Luật Cảnh vệ): Sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ Cảnh vệ chỉ được nổ súng trong các trường hợp dưới đây nhưng phải tuân thủ các nguyên tắc về nổ súng quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ: a) Để cảnh báo đối tượng đang đột nhập vào khu vực, mục tiêu cảnh vệ; b) Để gây thương tích cho đối tượng đang đột nhập vào khu vực, mục tiêu cảnh vệ, sau khi đã ra hiệu lệnh dừng lại và bắn cảnh báo nhưng không hiệu quả; c) Để tiêu diệt đối tượng đang có hành vi tấn công trực tiếp đến đối tượng cảnh vệ hoặc sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ cảnh vệ đang thực hiện nhiệm vụ; d) Các trường hợp nổ súng khác quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. |