Nam Phi rơi vào khủng hoảng trầm trọng

Thứ Ba, 03/10/2023, 12:56

Cộng hòa Nam Phi - một quốc gia đã phải chịu đựng hàng thập kỷ phân biệt chủng tộc và đấu tranh đẫm máu. Vài thập kỷ sau cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên và 7 năm liên tục tăng trưởng kinh tế, nước này đã phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng lớn và mức độ cao tình trạng thất nghiệp, bất bình đẳng và nghèo đói.

Dưới sự lãnh đạo của tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi Nelson Mandela, chính phủ hứa sẽ tạo ra một  nền kinh tế hiệu quả do nhà nước lãnh đạo, cũng như cải thiện điều kiện sống của những người châu Phi bị áp bức. Có một thời gian, ANC đã điều hành đất nước thành công trong 10-15 năm. Từ năm 1994-2001, GDP của đất nước đã tăng 200%, một số lĩnh vực của nền kinh tế được cải thiện, chẳng hạn như sản xuất ô tô và thực phẩm.

1. phản đối tổng thống cyril ramaphosa.jpg -0
Dân chúng phản đối Tổng thống Cyril Ramaphosa

Đời sống khó khăn

Tuy nhiên, sau đó là thời kỳ nhiều năm bê bối của tham nhũng và trì trệ kinh tế. Tổng thống đương nhiệm lên nắm quyền với lời hứa sẽ khắc phục mọi thứ nhưng không thành công. Đổ thêm dầu vào lửa là vụ 580.000 USD được giấu trong ghế sofa ở trang trại của tổng thống khiến cho nguyên thủ quốc gia có nguy cơ bị luận tội, cũng như việc tổng thống mua hai con trâu cái đang sắp đẻ với giá 12,5 triệu rand (0,6 triệu USD) trong thời điểm đất nước khó khăn có hơn một nửa dân số trên bờ vực nghèo đói.

Hiện nay, chính phủ của Nam Phi khó có thể được gọi là đấu tranh thành công cho quyền của người da đen: mức lương thấp, tỷ lệ nghèo đói cùng tỷ lệ thất nghiệp gần tới mức tối đa trong lịch sử. Nam Phi như là một quốc gia có sự bất bình đẳng kinh tế lớn nhất thế giới. Theo Ngân hàng Thế giới, chỉ số Gini (sự phân tầng về mức thu nhập giữa người giàu nhất và người nghèo nhất) tại đây là 63,0.

Chính quyền thừa nhận rằng người dân đang phải vật lộn để đáp ứng các nhu cầu cơ bản do chi phí sinh hoạt ngày càng tăng. Ngoài ra, các dịch vụ xã hội của đất nước, bao gồm giáo dục, cấp nước và chăm sóc sức khỏe đang bị ảnh hưởng. Điều này dẫn đến đợt bùng phát dịch tả tồi tệ nhất trong 15 năm qua đã tấn công Nam Phi vào tháng 2/2023 và vẫn đang lan rộng. Trong 6 tháng qua có 122 cuộc biểu tình lớn đã diễn ra trên khắp cả nước (con số này có thể đạt kỷ lục vào cuối năm nay) do chính phủ không thể cung cấp đủ điện, nước cho người dân dẫn đến tình trạng mất vệ sinh và các bệnh nhiễm trùng khác.

Tội phạm và tham nhũng

Ngoài ra, đất nước còn có tỷ lệ tội phạm cũng như bạo lực giới và phân biệt chủng tộc không ngừng gia tăng. Tình trạng phạm pháp đe dọa cơ sở hạ tầng quan trọng nhất của đất nước. Thí dụ, do sự gia tăng nạn trộm cắp dây cáp đường sắt đã hạn chế hoạt động của các đoàn tàu chở sắt và quặng sắt, làm chậm đáng kể việc sản xuất điện - nguồn năng lượng quan trọng nhất đối với nền kinh tế Nam Phi. Các công ty khai thác mỏ cũng đang gặp khó khăn, mất một phần lợi nhuận do những sự cố như vậy.

Các công ty phải chịu thiệt hại hàng triệu USD từ những hành vi phạm pháp. Trong năm qua, nhà cung cấp điện lớn nhất ở JohaNam Phiesburg, City Power đã lỗ 26,2 triệu USD. Nạn trộm cắp các thiết bị điện từ nhỏ đến lớn đã trở nên phổ biến ở Nam Phi đến mức ngành an ninh tư nhân hiện tuyển dụng nhân sự nhiều hơn cả số cảnh sát và quân đội cộng lại.

Nam Phi rơi vào thiếu điện từ năm 2008 và kể từ tháng 2/2023 quốc gia lâm vào thảm họa do mất điện luân phiên kéo dài trong nhiều tháng. Tình trạng thiếu điện làm suy yếu sự tăng trưởng kinh tế của đất nước và liên tục làm tăng chi phí hoạt động của các doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng GDP của nước này đã giảm xuống 2% vào năm 2022 so với 4,9% của năm 2021. Nam Phi đang cố gắng giải quyết vấn đề này bằng cách tăng thêm công suất sản xuất điện. Tuy khối lượng đang tăng đều và là quốc gia sản xuất điện lớn nhất Châu Phi nhưng khả năng cung cấp điện không đạt được 90%.

Vào cuối tháng 2/2023, Giám đốc điều hành hiện tại của Eskom, nhà sản xuất điện chính ở các nước châu Phi và là doanh nghiệp nhà nước lớn nhất ở Nam Phi, Andre Ruyter, tiết lộ rằng công ty mất khoảng 1 tỷ rand (52 triệu USD) mỗi tháng do nạn trộm cắp và tham nhũng. Cựu giám đốc Eskom cũng tiết lộ: công ty bao gồm 4 tập đoàn tội phạm, trong đó có một nghị sĩ cấp cao của ANC và việc giải quyết vấn đề không có lợi cho chính phủ.

Một cuộc điều tra sau đó đã được công bố, trong đó các nhà báo tiết lộ rằng các tập đoàn đã kiếm được số tiền khổng lồ bằng cách hối lộ nhân viên của các doanh nghiệp Eskom để thực hiện giao dịch mua các thiết bị “ảo”. Các tập đoàn còn trả lương cho các doanh nghiệp phá hoại, để sau đó thu hút người của họ đến các trạm sửa chữa hoặc cung cấp linh kiện.

Trong khi đó, các thành phố phải trả tiền cho người nộp thuế để xây dựng lại cơ sở hạ tầng. Theo cựu thị trưởng JohaNam Phiesburg là Mpho Phalatse, thành phố cần 300 tỷ rand (16,3 tỷ USD) để xây dựng và sửa chữa các dịch vụ điện, nước và thoát nước.

Các quan chức tham nhũng và trùm tội phạm tiêu số tiền tỷ bị đánh cắp khá đơn giản: sắm những chiếc xe đắt tiền như Maserati, túi Louis Vuitton và quần áo của các thương hiệu nổi tiếng thế giới. Cựu giám đốc điều hành Eskom dẫn nguồn tin cho biết các thành viên của tập đoàn có một nghi thức tốn kém và khác thường: trước khi vào phòng, họ rửa tay bằng loại rượu whisky có 15 năm tuổi.

Sau tất cả những vấn đề đó, người dân tin tưởng vào doanh nghiệp hơn chính phủ, do đó chính phủ đang cố gắng khắc phục tình hình. ANC khẳng định có những bất lợi nhất định, tăng trưởng kinh tế chậm lại, thành tựu đạt được chỉ là con số 0. Điều này được chỉ ra trong bản báo cáo chính trị mới nhất do Tổng thống Cyril Ramaphosa trình bày trước Quốc hội. Song chính quyền vẫn hy vọng sẽ làm được nhiều điều để cải thiện tình hình.

Bích Nguyễn (TH)
.
.
.