Chủ nghĩa tối giản trong quan hệ Ấn Độ-Pakistan

Thứ Hai, 14/11/2022, 11:40

Một sự “hòa bình lạnh nhạt” nhất định đang tồn tại giữa hai đối thủ truyền thống Ấn Độ và Pakistan. Hai bên không có bất kỳ ý chí chính trị nào hướng tới mối quan hệ hoặc tiếp cận lớn hơn.

Mối quan hệ Ấn Độ-Pakistan dường như đang bước vào thời kỳ tối giản hóa. Ngày nay, hai bên gần như không có liên lạc song phương, thậm chí ít kỳ vọng về một bước đột phá hơn và hầu như không có bất kỳ sự nồng ấm nào trong mối quan hệ. Chưa hết, một sự “hòa bình lạnh nhạt” nhất định đang tồn tại giữa các đối thủ truyền thống - trên Đường ranh giới kiểm soát (LOC), bên trong Kashmir và trong các cuộc trao đổi giữa hai bên. Sự hỗn loạn thông thường xoay quanh mối quan hệ Ấn Độ-Pakistan chỉ xuất hiện trong các giải đấu cricket giữa hai nước.

Chủ nghĩa tối giản trong quan hệ Ấn Độ-Pakistan -0
Ấn Độ và Pakistan đạt thỏa thuận ngừng bắn ở Kashmir vào tháng 2/2021.

Mối quan hệ Ấn Độ-Pakistan mà chúng ta đã quen trong hơn vài thập kỷ qua - được đặc trưng bởi sự can dự căng thẳng, các cuộc tấn công bạo lực, các cuộc đàm phán bị phá vỡ. Các cuộc tiếp xúc song phương chỉ mang tính chiến thuật.

Những hy vọng bị dập tắt

Ấn Độ ban đầu đã đưa ra chính sách thu hút sự tham gia của Pakistan. Tháng 5/2014, họ gửi lời mời đến Thủ tướng Pakistan khi đó là Nawaz Sharif tham dự lễ nhậm chức của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại New Delhi. Tiếp theo là chuyến thăm bất ngờ của ông Modi đến Lahore vào tháng 12/2015 và các cuộc họp kín đáo giữa hai Cố vấn An ninh quốc gia. Vào tháng 1/2016, ngay cả khi căn cứ không quân Pathankot bị tấn công bởi một tổ chức khủng bố có trụ sở tại Pakistan, New Delhi vẫn hy vọng rằng mọi thứ sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, điều nó đã không xảy ra. Cuộc tấn công khủng bố vào tháng 9/2016 tại trại quân đội ở thị trấn Uri, phía Bắc khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát trên thực tế đã đóng băng mối quan hệ. Cuộc tấn công vào tháng 2/2019 ở Pulwama và các quyết định của Ấn Độ được đưa ra vào tháng 8/2019 về Kashmir, theo đó bãi bỏ Điều 370 trong Hiến pháp quy định quy chế đặc biệt đối với bang Jammu và Kashmir, đồng thời trình dự luật tách bang này thành 2 vùng lãnh thổ liên bang gồm Ladakh cùng Jammu và Kashmir, đã khiến mối quan hệ rơi vào tình trạng đóng băng.

Theo thời gian, New Delhi dường như đã nhận ra rằng họ cần quá nhiều thời gian, cam kết và nỗ lực để đạt được hòa bình với Pakistan. Kết quả là quan hệ Ấn Độ-Pakistan ngày nay đã bị thu hẹp thành một cuộc đối thoại giữa Cố vấn An ninh quốc gia Ấn Độ và tướng lĩnh quân đội Pakistan.

Lý do dẫn tới “chủ nghĩa tối giản”

Có ít nhất 5 lý do khiến thời đại “chủ nghĩa tối giản” trở thành đặc trưng của mối quan hệ Ấn Độ-Pakistan.

Thứ nhất, mối quan hệ này là lịch sử của những cơ hội bị bỏ lỡ, những nỗ lực giải quyết xung đột thất bại, không có khả năng chính trị để giải quyết xung đột do trung tâm quyền lực kép ở Pakistan và sự thiếu ý chí chính trị của cả hai bên. Những thất vọng này đã dẫn đến sự thừa nhận ở New Delhi rằng việc đạt được hòa bình toàn diện với Pakistan là điều bất khả thi.

Thứ hai, cả hai bên đều thừa nhận rằng không có cách nào dễ dàng để giải quyết các xung đột phức tạp của họ và rằng trong tương lai, việc giải quyết xung đột song phương có thể trở nên khó khăn hơn do chủ nghĩa dân túy gia tăng được thúc đẩy bởi làn sóng căm thù lan truyền trên mạng.

Thứ ba, New Delhi cũng nhận ra rằng logic truyền thống ở Ấn Độ rằng trước tiên họ nên giải quyết xung đột với Pakistan và sau đó chuyển sang giải quyết những thách thức lớn hơn vì xét cho cùng, không có xung đột song phương quan trọng nào giữa họ được giải quyết kể từ Hiệp ước Indus Waters năm 1960.

Thứ tư, New Delhi ngày nay cũng có một sự tin tưởng nhất định rằng họ không cần phải đối thoại với Pakistan để đảm bảo hòa bình bên trong Kashmir. Niềm tin ngày càng tăng ở New Delhi về khả năng bảo vệ Kashmir trước sự xâm lược của Pakistan hoặc khỏi các cuộc tấn công khủng bố và niềm tin vào khả năng răn đe bằng trừng phạt sẽ càng làm giảm bớt mong muốn của Ấn Độ trong việc thực hiện các cuộc tập trận giải quyết xung đột với Pakistan. Cuối cùng, cả hai bên ngày nay đều bận tâm đến những thách thức địa chính trị khác - thách thức với Pakistan là Afghanistan do Taliban lãnh đạo, với Ấn Độ là một Trung Quốc ở biên giới - khiến họ bận rộn ở những nơi khác hơn là đối đầu nhau.

Thời đại của “chủ nghĩa tối giản” trong quan hệ Ấn Độ-Pakistan được đặc trưng bởi một số đặc điểm đáng chú ý. Thứ nhất, các nhà đối thoại ở hai bên dường như đã áp dụng một cách tiếp cận đơn giản để đối phó với bên kia: Chỉ thảo luận và giải quyết những vấn đề cần quan tâm khẩn cấp. Thứ hai là chủ yếu tập trung vào quản lý xung đột, thay vì vào giải quyết xung đột. Ví dụ, vấn đề Kashmir chỉ được thảo luận xoay quanh các phương thức duy trì thỏa thuận ngừng bắn, chứ không phải xung đột chính trị lịch sử về Kashmir. Khía cạnh quan trọng thứ ba của cách tiếp cận tối giản này là cho đến nay nó vẫn đóng vai trò là một nền tảng hữu ích để làm rõ các ranh giới đỏ, quản lý kỳ vọng và đạt được các kết quả hạn chế nhưng rõ ràng.

Ở một mức độ nào đó, đây là một chiến lược đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, quá trình này có thể gặp thách thức theo thời gian khi các chiến thuật của hai bên cuối cùng có thể cạn kiệt. Ngoài ra, cản trở lớn nhất của quá trình này là nó không phù hợp để giải quyết các câu hỏi chính trị lớn hơn.

Bích Vân (Tổng hợp)
.
.
.