Thêm những thông tin về sự việc ở Tu viện Bát Nhã
Có thể nói, trong vụ mâu thuẫn nội bộ giữa Tu viện Bát Nhã và Làng Mai, thì người chịu nhiều tai tiếng nhất - mà là tiếng oan - là Thượng tọa Thích Đức Nghi. Bởi lẽ ngày 1/9/2008, Thượng tọa Thích Đức Nghi đã có đơn xin thôi giữ chức Phó ban Trị sự - Tỉnh hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lâm Đồng, Hiệu phó Trường trung cấp Phật học tỉnh Lâm Đồng, đồng thời thôi không bảo lãnh cho các tu sinh Pháp môn Làng Mai, cũng như không còn chịu trách nhiệm về những hoạt động của tu sinh Làng Mai ở Tu viện Bát Nhã để nhập thất trị bệnh. Đơn ấy đã được Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Việt
Thế nhưng, trên trang web "Phù sa" và một số trang web cực đoan khác, liên tục xuất hiện những thông tin, rằng "Thượng tọa Thích Đức Nghi lấy của Làng Mai mười mấy tỉ đồng (!?)", và "Sự việc ở Tu viện Bát Nhã chỉ nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của Làng Mai". Tuy nhiên từ khi Sư ông Thích Nhất Hạnh về Việt Nam lần đầu tiên, rồi sau đó tu sinh đến tu tập ngày càng nhiều nên Làng Mai đã tiến hành vận động, quyên góp tiền rồi chuyển cho Thượng tọa Thích Đức Nghi để xây dựng xóm "Mây đầu núi", "Bếp lửa hồng", "Rừng phương bối", “Cánh đại bàng”. Tất cả những cái ấy đều nhằm mục đích phục vụ cho Làng Mai, chứ Tu viện Bát Nhã chẳng được hưởng gì.
Ông Nguyễn Vịnh, một phật tử thuộc Tu viện Bát Nhã và cũng là thợ hồ, kể: "Trong quá trình xây dựng, tôi là người trực tiếp tham gia. Do Làng Mai xây dựng các công trình trái phép nên chính quyền thị xã Bảo Lộc lập biên bản đình chỉ mấy lần nhưng họ vẫn cố ý vi phạm”.
Tu viện Bát Nhã. |
Một tu sinh Làng Mai đề nghị không nêu tên, cho biết: "Nhiều lần, có những đoàn người Pháp, người Mỹ về Tu viện nhưng không đăng ký tạm trú với chính quyền địa phương. Họ nói ở Pháp, ở Mỹ muốn đi đâu thì đi, việc gì phải đăng ký".
Khi công an địa phương mời đại diện Tu viện Bát Nhã lên làm việc, thì Tu viện lại phải đứng mũi chịu sào. Chưa hết, mặc dù Sư ông Thích Nhất Hạnh thường tuyên bố: Chủ trương của Làng Mai là luôn luôn lắng nghe, nhưng mỗi lần điện thoại qua Pháp để trình bày những phức tạp, thì Tu viện Bát Nhã chưa bao giờ nói chuyện trực tiếp được với Sư ông Thích Nhất Hạnh, mà tất cả đều phải thông qua Sư cô Chân Không, dẫn đến dư luận cho rằng Tu viện Bát Nhã đưa Pháp môn Làng Mai về, coi thường Giáo hội Phật giáo Việt Nam!
Có thể nói, qua lời kể của các phật tử Tu viện Bát Nhã và một số tu sinh Pháp môn Làng Mai vào chiều 21/10, đã rõ thêm nhiều nét về Sư ông Thích Nhất Hạnh, Sư cô Chân Không. Sư cô Chân Không vốn có thế danh là Fleurette Cao Ngọc Phượng, con gái của ông Cao Văn Móc, kỹ sư, Trưởng ty Công chánh tỉnh Bến Tre thời chế độ cũ (cả gia đình ông Móc đều là... "dân Tây" - quốc tịch Pháp). Năm 1968, Sư ông Thích Nhất Hạnh đưa Cao Ngọc Phượng sang Pháp, rồi sau đó Cao Ngọc Phượng quyết định quy y, thọ giới "Tiếp hiện" rồi trở thành phụ tá cận kề, đắc lực cho Sư ông Thích Nhất Hạnh.
Từ khi Làng Mai hình thành tại Tu viện Bát Nhã, tất cả những thư từ, e-mail mà Tu viện Bát Nhã gửi sang cho Sư ông Thích Nhất Hạnh, đều được Sư cô Chân Không đọc trước. Điện thoại cũng thế, Sư cô Chân Không nghe trước rồi sau đó, Sư cô có chuyển cho Sư ông nghe hay không thì tùy! Trước khi Sư ông Thích Nhất Hạnh về Việt Nam lần thứ ba, Thượng tọa Pháp Ấn đã 2 lần đề nghị Sư cô Chân Không, là không đưa lên mạng "Lá thư Làng Mai 31" vì nội dung của nó không đúng với tình hình thực tế ở Việt Nam. Thế nhưng, khi Sư cô đã quyết, thì có trời mà cản.
Một tu sinh Pháp môn Làng Mai - thế danh là Nghĩa, đã từng sang Pháp nhiều lần, cho biết: "Tại Đạo tràng Mai thôn, Sư ông Thích Nhất Hạnh và Sư cô Chân Không ở chung với nhau trong "cốc" Phương Khê. Sau này, Làng Mai mua thêm một lô đất, cách "cốc" 25km, làm nhà cho tăng (người đi tu là phái nam) ở, còn xóm ni (người đi tu là phái nữ) cách "cốc" 5km. Mỗi khi đi giảng, Sư cô Chân Không lái xe đưa Sư ông Thích Nhất Hạnh đi, rồi đưa về, đến nay đã 40 năm có lẻ".
Việc ấy dẫn đến nhiều lời đồn đại không hay về mối quan hệ giữ Sư cô Chân Không và Sư ông Thích Nhất Hạnh. Tuy nhiên, đó vẫn chỉ là lời đồn đại, đồng thời nó không phải là chủ đề của bài viết này nên chúng tôi không nêu ra ở đây.
Khai sinh ra Pháp môn Làng Mai, Sư ông Thích Nhất Hạnh thay đổi, chế biến lại giới luật. Theo giới luật, một người nữ (ni) muốn đi tu phải tuân theo 8 điều kiện, gọi là "bát kỉnh pháp". Trong đó quy định vị tỳ kheo ni dẫu có tuổi đời, tuổi đạo cao hơn vị tỳ kheo tăng bao nhiêu đi nữa, thì khi gặp vị tỳ kheo tăng vẫn phải đảnh lễ, gọi vị tăng bằng thầy, và xưng con. Thế nhưng, với sự tham mưu của Sư cô Chân Không, Sư ông Thích Nhất Hạnh lại đặt ra quy định "bát kỉnh pháp tăng".
Theo lời các tu sinh tu tập Pháp môn Làng Mai, thì trên nguyên tắc ni xưng với tăng là con, nhưng Sư cô Chân Không bắt tăng xưng với Sư cô là... con! Việc sửa đổi, chế biến giới luật này chỉ nhằm mục đích đưa Sư cô Chân Không lên vị trí cao nhất trong Làng Mai? Hay đúng hơn Pháp môn Làng Mai sinh hoạt theo chế độ “mẫu hệ” - nghĩa là mọi hoạt động của Làng Mai do Sư cô Chân Không chỉ đạo và điều hành, còn Sư ông Thích Nhất Hạnh chỉ là “ông Bụt” ngồi một chỗ. Thế nên từ đó trở đi, ít khi người ta gọi Chân Không là “sư cô” nữa, mà thay vào đó là “Sư bà Chân Không” để ngang hàng với Sư ông Thích Nhất Hạnh, nhằm tôn vinh vai trò, vị trí của “sư bà” với Giáo hội Làng Mai. --PageBreak--
Chưa hết, khi về Việt Nam lần thứ nhất và khi tổ chức quy y cho 1.500 phật tử tại chùa Hoằng Pháp, Hóc Môn, TP HCM, Sư ông Thích Nhất Hạnh đã cho đổi pháp danh của cả 1.500 con người này, dẫn đến sự phản ứng của vị sư trụ trì là thầy Chân Tín.
Sư ông Thích Nhất Hạnh còn tuyên bố với chư tăng chùa Từ Hiếu - TP Huế: "Kể từ nay, các Giáo thọ (người giảng đạo) cũ không nên tham gia vào các sinh hoạt tại chùa nữa, mà để cho các em (tức các Giáo thọ Pháp môn Làng Mai) toàn quyền giải quyết".
Nhận ra ý đồ của Sư ông Thích Nhất Hạnh, là để cho Làng Mai nắm quyền quyết định tuyệt đối mọi sinh hoạt của nhà chùa nên chỉ vài ngày sau, chư tăng chùa Từ Hiếu bỏ đi hết. Tại một ngôi chùa ở TP HCM, Sư ông Thích Nhất Hạnh mặc y vàng, che lọng vàng, đứng trước cổng tam quan, đợi Sư bà Chân Không vào thương lượng với chư tăng trong chùa, đề nghị chư tăng mang lư trầm, lẵng hoa ra đón đồng thời chuông trống bát nhã phải gióng lên lúc Sư ông Thích Nhất Hạnh bước qua cửa tam quan.
Khi bị từ chối, Sư bà Chân Không ra sức vớt vát: "Thôi thì nếu không có chuông trống, cho cái lẵng hoa ra cũng được!". Một Sư cô chùa Diệu Nghiêm, kể: "Năm 2007, khi Sư ông Thích Nhất Hạnh về Việt Nam lần thứ hai, Sư ông đã yêu cầu Sư bà Diệu Trí, lúc đó đã 100 tuổi, phải ký giấy giao chùa Diệu Nghiêm cho Pháp môn Làng Mai. Nghe được chuyện này, chúng tôi - tức là các sư cô - liền đuổi 40 sư cô Làng Mai ra khỏi chùa vì vào ở nhờ chùa người ta để tu tập, nay lại định chiếm luôn bằng hình thức "hiến".
Chưa hết, trong trai đàn chẩn tế tổ chức ở chùa Vĩnh Nghiêm, Sư bà Chân Không đã tuyên bố: "Thành quả này đạt được là do tăng thân Làng Mai" mặc dù ai cũng biết, nếu không có sự góp công, góp sức rất tích cực của chư tăng chùa Vĩnh Nghiêm, thì Sư bà Chân Không lấy đâu ra... thành quả!
Một vị tăng, nhận xét: "Sư cô tên là Chân Không, có hàm ý hiểu thấu triết lý tánh không của Phật giáo, nghĩa là tất cả các pháp đều không. Thế nhưng bà Cao Ngọc Phượng đã biến cái “chân không” thành “chân có” qua việc tham danh, hám lợi. Vậy thì làm sao gọi là “chân không” cho được?".
Lần thứ ba, Sư ông Thích Nhất Hạnh về Việt Nam và trước lúc quay trở lại nước Pháp, thì đỉnh cao của việc muốn biến Pháp môn Làng Mai thành một tổ chức hoạt động độc lập với GHPGVN, không chịu sự quản lý của Nhà nước Việt Nam, đã được Sư ông Thích Nhất Hạnh thể hiện rõ ràng qua "lời dặn dò".
Nội dung những "lời dặn dò" này, có thể tóm gọn trong 4 điểm: Đó là "Không nương tựa ai, dù cho họ có nhiều cơ sở", "Giáo hội Làng Mai không lệ thuộc vào giáo hội nào, nhà nước nào", "Thầy đi rồi, các con ở lại tổ chức buổi lễ thật long trọng, công cử trụ trì viện chủ mới", và "Bổ nhiệm thầy Giác Viên làm Phó viện chủ, thầy Chí Mậu làm Hòa thượng".
Chao ơi, phật tử nghe xong lời thầy "dặn dò", ai nấy đều chán ngán: Những ngày đầu mới về Việt Nam, Làng Mai nếu không được sự hỗ trợ của GHPGVN và sự bảo lãnh của Tu viện Bát Nhã, thì họ ăn ở đâu, sinh hoạt ở đâu? Chỉ bấy nhiêu đó thôi, cũng đủ để thấy rõ những lời “dặn dò” của Sư ông Thích Nhất Hạnh thật bạc bẽo vô cùng, và đó cũng là cách hành xử vong ân bội nghĩa của Sư ông Thích Nhất Hạnh và Sư bà Chân Không.
Cuối cùng, xin quay trở lại vấn đề Bát Nhã. Sau khi Thượng tọa Thích Đức Nghi từ chức và thôi không bảo lãnh cho tu sinh Làng Mai, vì những người đi theo Pháp môn Làng Mai “nhập gia mà không tùy tục”. Quốc có quốc pháp, tự có tự quy, Việt
Những ngày gần đây, trên các trang web cực đoan, như "Phù sa", "Pháp nạn", "Phương bối" vẫn không ngớt tung ra những thông tin sai lệch về bản chất sự việc với mục đích vu khống, xuyên tạc chính quyền, kích động số tu sinh Làng Mai tiếp tục quay lại Tu viện Bát Nhã. Thử hỏi nếu tu sinh Làng Mai quay lại Tu viện Bát Nhã thì chuyện gì sẽ xảy ra khi mà mâu thuẫn giữa Tu viện Bát Nhã và Làng Mai vẫn còn âm ỉ.
Cũng cần nói thêm một chuyện nữa: Sau khi xảy ra mâu thuẫn giữa tăng, ni, phật tử Tu viện Bát Nhã và tu sinh Làng Mai, lập tức linh mục Đinh Hữu Thoại, thuộc Dòng Chúa cứu thế đã nhanh nhảu viết "thông báo", viết thư "hiệp thông". Và mặc dù ông đã khẳng định trong "thông báo" là: "Những bất đồng ý kiến, nếu trong nội bộ một tôn giáo khác, ở đây là Phật giáo, thì chúng tôi không có bổn phận phải bày tỏ lập trường".
Nhưng ngay sau đó, trong thư "hiệp thông", ông lại: "Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền cho giải tán ngay nhóm người bạo động, đang xâm phạm và làm ô uế một cơ sở tôn giáo. Dung túng những hành động như thế cũng là khuyến khích sử dụng bạo lực...".
Thiết nghĩ, phải chi linh mục Đinh Hữu Thoại "hiệp thông" với những nạn nhân của các vụ đánh bom khủng bố, và "Chúng tôi yêu cầu các nhà lãnh đạo những nhóm khủng bố cực đoan, chấm dứt ngay những vụ đánh bom nhắm vào dân lành vô tội... " thì đạo, đời đã thêm phần tốt đẹp biết bao