Chuyến xuyên Việt độc đáo sau ngày Nam - Bắc một nhà
11:16 10/05/2024

Những ngày cuối tháng 4/1975, là một thanh niên Sài Gòn (tròn 19 tuổi), tôi cảm nhận rõ sự thay đổi lớn lao của đất nước đang đến rất gần. Và trong ngày 30/4 lịch sử ấy, tôi đã cầm chiếc máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn, ghi lại những khoảnh khắc quân Giải phóng tiến vào nội đô.

Nơi lưu giữ giá trị của Chủ nghĩa Mác giữa lòng tư bản
10:29 29/04/2024

Chúng tôi đến thăm Thư viện Tưởng niệm Các Mác và Trường Công nhân tại thủ đô London (Anh) vào một ngày nắng đẹp. Khám phá Thư viện, thấy nhiều điều thú vị về cuộc đời hoạt động của nhà tư tưởng cách mạng tiến bộ, lỗi lạc C. Mác. Có thể khẳng định đây là nơi một "kho báu" lưu giữ giá trị của Chủ nghĩa Mác giữa lòng Chủ nghĩa Tư bản.

“Tai vách mạch ”… gì?
10:11 29/04/2024

Có những câu tục ngữ, thành ngữ nghe rất quen. Nhiều người cùng sử dụng, thế nhưng mỗi người nói/ viết mỗi phách. Lại tủm tỉm cười, duyên dáng tệ ắt cho rằng tôi nói vống chứ gì? Thì đây, “Tai vách mạch dừng” hay “Tai vách mạch rừng”? Đâu nguyên bản, đâu “dị bản”? Lâu nay đã có nhiều cuộc tranh luận, hầu như không ai chịu ai. Vì lẽ đó, câu trả lời dứt khoát vẫn còn “lửng lơ con cá vàng”, mỗi người hiểu mỗi phách giữa “rừng” và “dừng”.

Chưa "đặc biệt" với bảo vật quốc gia
08:05 28/04/2024

Những người làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực bảo tàng đều thuộc lòng quy định, "bảo vật quốc gia được bảo vệ và bảo quản theo chế độ đặc biệt", nhưng khi chưa có một công trình bảo tàng đúng nghĩa với đầy đủ công năng của nó thì đặc biệt như thế nào đây.

Người đưa gấu thoát khỏi làng
08:09 27/04/2024

Đầu tháng 4 vừa qua, 3 chú gấu ngựa ở xã Phụng Thượng (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) vừa thoát khỏi lồng sắt chật hẹp để được trở về với thế giới sống bán hoang dã đáng mơ ước trong Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên Huế), nâng tổng số gấu được cứu hộ thành công tại xã này lên 24 con.

Bí mật trong căn cứ gìn giữ hòa bình tại Nam Sudan
11:33 26/04/2024

Ngày 9/7/2011, Nam Sudan tuyên bố độc lập, trở thành quốc gia non trẻ nhất châu Phi nói riêng cũng như thế giới nói chung. Cũng ngay từ thời điểm đó, Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (GGHB LHQ) tại Nam Sudan (Phái bộ UNMISS) được thành lập, thực hiện sứ mệnh ngăn ngừa xung đột, giảm thiểu thương vong và bảo vệ dân thường, đồng thời giúp các cơ quan chức năng Nam Sudan trong việc phát triển lực lượng an ninh, xây dựng nhà nước pháp quyền và thực thi pháp luật trên toàn đất nước.

“Thiên đường” Juba: từ khách sạn 5 sao đến những túp lều…
09:35 14/04/2024

Thủ đô Juba là thành phố phát triển nhất của Cộng hòa Nam Sudan - một quốc gia non trẻ của lục địa đen vẫn đang từng ngày từng giờ đối mặt với nghèo đói, xung đột và bất ổn. Ở Nam Sudan, Juba được coi là thiên đường, tức là nơi đáng sống nhất so với tất cả những vùng đất còn lại của đất nước này. Những ngày ở Juba, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến những khó khăn,khốc liệt, và cả những vẻ đẹp riêng có nơi thiên đường ấy…

Viết lời tựa - Vinh dự, tri âm hay muôn nỗi trần ai?
07:54 14/04/2024

Lời tựa, hoặc tựa, hoặc lời giới thiệu đặt ở đầu sách là bài viết để nhấn mạnh một vài điều về cuốn sách. Sách có lời giới thiệu hay không là do cảm xúc và ý chí của tác giả. Người cả đời viết văn, in sách chẳng cần đề tựa; người chọn một vài tác phẩm mình ưng ý nhờ bạn văn đề tựa, hoặc tự mình viết; người thì hầu như quyển nào cũng có lời giới thiệu một cách trân trọng. 

Ngẫm cười hai chữ nhơn tình éo le
21:35 12/04/2024

Vào tháng 7/2022, nhân dịp kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Đình Chiểu, UBND tỉnh Bến Tre chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu trong thời đại ngày nay. Các bài tham luận được NXB Chính trị Quốc gia chọn in trong tập sách cùng tên với chủ đề hội thảo. Trong số đó, khi bàn về “Các hình thức ngôn từ nghệ thuật trong Lục Vân Tiên”, PGS.TS. Trần Đức Ngôn đánh giá: “Cách gieo vần này có vẻ như gượng ép, nhiều từ dùng để gieo vần có vẻ như bị làm sai lệch về ngữ âm để cho phù hợp với vần chân và vần lưng…”.

Khởi nghiệp ở vườn ươm công nghệ T-Hub
11:05 12/04/2024

Thành phố Hyderabad rộng tới 650km2 trên cao nguyên Deccan dọc theo bờ sông Musi. Với địa hình đồi núi, xung quanh có các hồ nhân tạo, Hyderabad là thành phố đông dân thứ 4 ở Ấn Độ và cũng là nền kinh tế đô thị lớn thứ 5 ở quốc gia Nam Á này.

Ghi ở thao trường huấn luyện diễu binh
15:35 11/04/2024

Để phục vụ Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Bộ Công an, trực tiếp là Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (CSCĐ) được giao nhiệm vụ huấn luyện 11 khối (2 khối đứng và 9 khối đi).

Nước Anh mới chỉ dăm ngày
09:14 29/03/2024

Chỉ mất 45 phút, chiếc tàu bay loại nhỏ của hàng không Pháp đã hạ cánh ở Sân bay quốc tế Heathrow, thủ đô London (Anh). Tiếng là quốc tế, nhưng sân bay Heathow có vẻ bé. Tuy nhiên, mật độ tàu bay cất, hạ cánh cũng không kém gì sân bay khổng lồ Charles de Gaulle (Pháp). Sau 25 phút làm thủ tục nhập cảnh, nhận hành lý ký gửi ở sân bay, chúng tôi chính thức đến xứ sở sương mù…

Cấm cãi,  chớ cười cươi,  cưới, cưỡi
09:02 27/03/2024

Thật ngộ nghĩnh nghe qua cứ tưởng như đùa, như giỡn chơi nhưng lại có lý ra phết. Ấy là chuyện trai mới lớn, gái đương xoan từ lúc quen nhau đến khi se duyên cầm sắt, sinh con đẻ cái có thể tóm gọi "quy trình" bằng "4C": cười, cươi, cưới, cưỡi. Nói thế đúng không? Cô Hai ơi, câu trả lời nè: "Cấm cãi". Vậy, có bao nhiêu kiểu cười?

Giải mã những góc khuất hay mức độ hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử
08:55 27/03/2024

Trong khoảng hơn 10 năm viết tiểu thuyết lịch sử với “Phùng Vương”, “Ngô Vương”, “Nam Đế Vạn Xuân”, “Triệu Vương phục quốc”, “Lý Đào Lang Vương”, “Lý Phật Tử định quốc”; “Trưng Nữ Vương”, tôi đã nhận được rất nhiều câu hỏi rằng: Với những góc khuất, khoảng mờ, vùng trắng của sử liệu, nhất là chính sử, thì mức độ hư cấu trong sáng tác tiểu thuyết lịch sử sẽ ra sao?

Truyện đam mỹ: "Liều  thuốc  độc" trên mạng
12:18 25/03/2024

Sau một thời gian tạm lắng, hiện nay dòng truyện đam mỹ (truyện về tình yêu đồng tính nam) xuất hiện ồ ạt trở lại. Điều đáng nói những tác phẩm này thản nhiên cổ vũ và phô bày những câu chuyện cấm kỵ nhất trong văn hóa và đạo đức của người Việt.

Nhà văn ngưỡng mộ nhà văn
11:12 25/03/2024

Tôi vẫn nhớ hơn 30 năm trước, in truyện ngắn đầu tay "Nỗi đau dòng họ", khi đến Tạp chí Văn nghệ Quân đội lĩnh nhuận bút và báo biếu xong, hít thở sâu mấy lần lấy can đảm để bước lên tầng hai đến phòng nhà văn Nguyễn Khắc Trường, mà tôi vẫn cứ do dự, ngần ngừ, dù trong tay đã thủ sẵn lá thư của ông gửi qua bưu điện nhận xét tác phẩm, động viên tôi tiếp tục sáng tác.

Diếm bót  ông cò bóp bốp ông cẩm
11:20 17/03/2024

Ta thử quan sát mẩu đối thoại trong quyển “Sài Gòn tạp pín lù” (NXB Hội Nhà văn - 1992) của học giả Vương Hồng Sển: “Nầy thầy Sáu! Hãy để đó, chạy tới bót ông Cò kêu lính lại đây tức thì, coi con mẹ này còn diếm cứng đầu cứng cổ hay không?”.