Giải tán quốc hội và tổ chức bầu cử ở Thái Lan:

Xóa bỏ ám ảnh về một cuộc nội chiến?

Thứ Ba, 10/12/2013, 09:12
Sáng 9/12, Chính phủ Thái Lan tuyên bố giải tán quốc hội và tổ chức tổng tuyển cử vào ngày 2/2/2014 trong tình cảnh cuộc khủng hoảng chính trị trong nước ngày càng tồi tệ do làn sóng biểu tình chống chính phủ tiếp tục "nóng" dần lên với đỉnh điểm là ngày 9/12, theo đúng như tuyên bố của thủ lĩnh biểu tình Suthep Thaugsuban, là “ngày quyết định” cho cuộc xung đột chính trị đang diễn ra vô cùng căng thẳng, cũng như “sống hay chết, chúng ta sẽ biết vào thứ hai 9/12” và “người biểu tình sẽ không trở về tay không”.
>> Thủ tướng Thái Lan tuyên bố giải tán Quốc hội vào tháng 9

Theo Hiến pháp Thái Lan, trong thời gian từ thời điểm hiện tại tới cuộc tổng tuyển cử, chính phủ hiện nay của Thủ tướng Yingluck Shinawatra sẽ tiếp tục gánh vác các trách nhiệm với tư cách là chính phủ lâm thời đất nước Chùa Vàng.

Trong bài phát biểu được phát sóng trực tiếp trên truyền hình Thái Lan sáng 9/12, Thủ tướng Yingluck Shinawatra khẳng định, trong tình cảnh hiện tại với sự xuất hiện của nhiều nhóm phản đối chính phủ, việc làm cần thiết là trao lại quyền lực cho người dân Thái để họ tự quyết định trong cuộc bầu cử được tổ chức vào ngày 2/2/2014, vì bà không muốn lịch sử lại lặp lại giống cuộc đảo chính quân sự hồi năm 2006. Bà tuyên bố: "Sau khi tham vấn nhiều đảng phái, tôi đã đệ trình 1 sắc lệnh Hoàng gia đề nghị giải tán quốc hội".

Người biểu tình ở Thái Lan.

Tuy nhiên, vị Thủ tướng khẳng định vẫn tạm thời nắm giữ quyền hành cho tới khi có nội các mới nhưng Đảng Dân chủ không chấp nhận vai trò nhiếp chính của bà Yingluck. Họ và những người biểu tình muốn chính phủ của bà phải từ nhiệm và thay thế bởi một "Hội đồng nhân dân", tuy nhiên, trước yêu cầu mang tính vi hiến này, Thủ tướng Yingluck đã thẳng thừng gạt bỏ và nhấn mạnh, một chính phủ được thành lập không qua bầu cử sẽ ảnh hưởng tới thanh danh và sự ổn định của Thái Lan trong tương lai.

Cũng trong sáng 9/12, hàng trăm ngàn người biểu tình ùn ùn tiến về "mục tiêu chính" là văn phòng thủ tướng ở thủ đô Bangkok từ nhiều hướng khác nhau. Có vẻ người biểu tình đang làm theo tuyên bố sẽ "giáng đòn cuối cùng" vào chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra do thủ lĩnh biểu tình Suthep Thaugsuban đưa ra hôm 6/12.

Với tuyên bố này, vị cựu Phó Thủ tướng Thái Lan đã trực tiếp bác bỏ lời kêu gọi hai bên (Thủ tướng Thái Lan và thủ lĩnh biểu tình) cùng ngồi vào bàn đàm phán để giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị của Tư lệnh Quân đội Thái Lan Prayuth Chan-ocha. Vị thủ lĩnh biểu tình còn nhấn mạnh, nếu họ thua, ông sẽ "từ bỏ và đầu hàng cảnh sát". Mục đích của phe đối lập, xét cho cùng, là lật đổ bà Yingluck và xóa bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của anh trai bà - cựu Thủ tướng Thaksin.

Để chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử mới được ấn định vào ngày 2/2/2014, lãnh đạo đảng Pheu Thai Charupong Ruangsuwan cho biết đảng của ông sẵn sàng tham gia và ban chấp hành sẽ tiến hành một cuộc họp để đề ra chiến lược bầu cử trong vài ngày tới và nhấn mạnh họ đã sẵn sàng bầu lại cho bà Yingluck Shinawatra nếu bà tranh cử vì tất cả mọi người đều muốn bà trở lại làm Thủ tướng.

Tuy nhiên, các tuyên bố của Chính phủ Thái Lan như giải tán quốc hội hay tổ chức bầu cử sớm liệu có phải là giải pháp nhằm vào yêu cầu trao quyền cho một “hội đồng nhân dân”, gồm những người không phải do dân bầu, của thủ lĩnh biểu tình Suthep Thaugsuban

Hà Khổng
.
.
.