Vì sao Iran sẽ "yêu" T-90 của Nga
Iran sẽ mở hầu bao mua vũ khí ?
Iran có khả năng tiếp cận khoảng 30 tỷ trong tổng số 100 tỷ USD bị phong tỏa ở nước ngoài sau khi các lệnh cấm vận chấm dứt và theo Thống đốc ngân hàng Trung ương Iran Valiollah Seif nước này sẽ sử dụng số tiền đó vào các mục đích thiết yếu. Vậy khả năng thiết yếu đấy là gì?
Trả lời phóng vấn trên tạp chí Svobodnaya Pressa, ông Alexander Sitnikov cho rằng, có thể sẽ được sử dụng vào việc nâng cấp khả năng phòng thủ của nước Cộng hòa Hồi giáo. Ông Sitnikov lấy dẫn chứng là phát biểu của Đại giáo chủ - Lãnh tụ tối của Iran mới đây Ayatollah Khamenei về nhu cầu cấp bách phải nâng cao tiềm lực quân sự của đất nước.
Nhiều khả năng xe tăng Nga sẽ được Iran chọn lựa. |
Đồng quan điểm về tiềm lực quân sự rất yếu của Iran là nhà phân tích của tạp chí quốc phòng danh tiếng IHS Janes Ben Mose. Ví dụ đơn giản nhất là chi tiêu mua sắm quốc phòng của Teheran năm 2015 chỉ là 550 triệu USD còn Saudi Arabia là 7 tỷ USD, UAE là 4 tỷ, Oman là 1 tỷ.
Theo kế hoạch hành động toàn diện (JCPOA) được hình thành sau thỏa thuận hạt nhân tại Vienna Iran không có được phép xây dựng và thử nghiệm tên lửa hay mua vũ khí thông thường từ nước ngoài, tuy nhiên nó lại không cấm Teheran tăng cường khả năng phòng thủ.
Tại một khu vực tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an ninh thì việc Iran sẽ "đổ tiền" nhằm nâng cao khả năng quốc phòng của mình khi có cơ hội là hoàn toàn không khó để lý giải.
Lợi thế của xe tăng Nga
Với nhiều vũ khí có thể mua trong đó có xe tăng chủ lực, ông Sitnikov phân tích khả năng Iran mua T-90 dựa trên nhiều lý do.
Gần như chắc chắn là ngay từ khi thỏa thuận hạt nhân của Iran và nhóm P5+1 đạt được nhiều tiến bộ rất nhiều tập đoàn vũ khí của phương Tây đã tìm cách liên hệ với Teheran. Bản thân Iran cũng từng là khách hàng lớn của Phương Tây về vũ khí (giai đoạn trước năm 1979), quân đội của Teheran hiện còn sở hữu nhiều loại vũ khí từ Phương Tây. Vì vậy lợi thế của các hãng Phương Tây là rất lớn tuy nhiên xe tăng Nga vẫn có lợi thế.
Phiên bản T-90 MS sẽ có khách hàng đầu tiên? |
Lợi thế đó đến từ thực tế các cuộc xung đột vừa qua. Cuộc chiến tại Ukraina vừa qua cho thấy sức mạnh của những "cỗ máy chiến tranh" do Liên Xô trước đây chế tạo, đặc biệt là nó không quá khó tính trong công tác hậu cần.
Trên chiến trường Syria, chính phủ Assad chỉ còn hơn 300 xe tăng T-72 trong số 700 chiếc họ từng mua từ Liên Xô trước đây nhưng có thể thấy dù được bảo dưỡng nghèo nàn nó vẫn phát huy đước sức mạnh trong cuộc chiến đặc biệt là khi hoạt động trong đô thị. Từ một đoạn clip được phát tán trên mạng cho thấy một chiếc T-72 của Syria vẫn sống sót dù "ăn" cả 6 phát đạn chống tăng RPG.
Xe tăng T-90 được phát triển từ T-72 nên nó gần như kế thừa hoàn toàn các ưu điểm đồng thời với một loại công nghệ mới được trang bị siêu tăng Nga sẽ có ưu thế cực lớn trên chiến trường.
Ngoài xe tăng, Iran còn thèm muốn nhiều vũ khí tối tân khác từ Nga. |
Ngoài ra một ưu thế khá của T-90 nói riêng và vũ khí Nga nói chung đó là mức giá. Quân đội Iraq có ý định mua 170 xe tăng M1A1 từ Mỹ nhằm thay thế số đã mất trong cuộc chiến với IS (Iraq đã mất 100 chiế M1A1 trong tổng số 140 chiếc họ có), với mức giá ước tính khoảng 2,4 tỉ USD tương đương giá của .... 1.000 chiếc T-90 Ấn Độ mua
Tất cả những yếu tố trên cho thấy Iran nếu mua xe tăng mới thì T-90 sẽ là một ứng viên sáng giá. Ngoài ra nếu Teheran chọn T-90 thì họ sẽ có cơ hội mua tiếp hàng loạt vũ khí tối tân từ Nga khác như tên lửa S-400, máy bay chiến đấu Su-35…
Siêu tăng T-90MS của Nga: