Vai trò và ảnh hưởng của Aung San Suu Kyi với chính trường Myanmar
Việc 59 đại biểu quân đội được chỉ định không qua bầu cử xuất hiện chỉ vài giờ trước phiên họp thứ ba của Quốc hội Myanmar tại Nay Pyi Taw hôm 23/4 (lần gặp mặt đầu tiên của quốc hội sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ngày 1/4/2012), nhưng thiếu vắng các đại biểu của Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi (giành được 43/45 ghế hôm 1/4/2012) khiến dư luận đặc biệt quan tâm bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
Hơn nữa, việc này diễn ra trong khi Nhật Bản quyết định xóa khoản nợ 303,5 tỷ yen (khoảng 3,77 tỷ USD) cho Myanmar (21/4/2012) nhằm hỗ trợ tiến trình cải cách đang diễn ra sâu rộng tại quốc gia Đông Nam Á này được coi là thắng lợi quan trọng của Tổng thống Thein Sein càng khiến dư luận chú ý.
Người phát ngôn của NLD Nyan Win cho biết, việc này diễn ra sau khi bà Aung San Suu Kyi và các thành viên mới đắc cử của NLD tranh cãi trong việc thay đổi ngôn từ của lời tuyên thệ từ "bảo vệ" thành "tôn trọng" Hiến pháp.
Được biết, bà Aung San Suu Kyi mới có cuộc gặp với Tổng thống Thein Sein và đây là cuộc gặp đầu tiên sau khi đắc cử nghị sỹ quốc hội trong cuộc bầu cử bổ sung hôm 1/4/2012 và là cuộc gặp thứ hai kể từ khi ông Thein Sein nhậm chức Tổng thống.
Đây là cuộc gặp quan trọng trước khi bà Aung San Suu Kyi tham gia quốc hội bởi 2 bên đã thảo luận về tiến trình dân chủ hóa, tiến trình hòa bình với các phiến quân cũng như các vấn đề của quốc hội.
Giới bình luận cho rằng, cuộc gặp lịch sử giữa 2 người hồi tháng 8/2011 đã mở đường cho NLD tham gia các hoạt động chính trị và hợp tác trong xúc tiến hòa giải chính trị. Dư luận đều cho rằng, sự hiện diện của bà Aung San Suu Kyi, người từng đoạt giải Nobel Hòa Bình năm 1991, trong quốc hội Myanmar sẽ đánh dấu bước nhảy vọt lịch sử và mở ra một chương mới cho quốc gia từng nhiều năm nằm dưới quyền kiểm soát của chính quyền quân sự.
Bà Aung San Suu Kyi dự kiến sẽ tập trung thúc đẩy các chính sách cải cách nhằm tăng cường sức mạnh của pháp luật tại quốc gia có tỷ lệ tham nhũng thuộc hàng cao nhất thế giới, cũng như nâng cao mức sống cho khoảng 60 triệu dân Myanmar.
Tổng thống Thein Sein với bà Aung San Suu Kyi. |
Bà Aung San Suu Kyi sinh ngày 19/6/1945 tại
Khi học cử nhân triết, chính trị và kinh tế tại Trường Đại học
Năm 1973, bà Aung San Suu Kyi sinh con đầu lòng Alexander sau khi vợ chồng về
Ngày 15/8/1988, bà Aung San Suu Kyi bắt đầu hoạt động chính trị sau khi gửi thư cho chính phủ, kêu gọi thành lập Ủy ban cố vấn độc lập về vấn đề bầu cử đa đảng. Giới truyền thông đưa tin, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Oxford, Anh trở về nước, bà Aung San Suu Kyi tham chính với tư cách con gái người anh hùng của nền độc lập Myanmar - Tướng Aung San và nhanh chóng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân trong việc sáng lập đảng NLD.
Ngày 24/9/1988, đảng NLD được thành lập. Tháng 6/1989, bà Aung San Suu Kyi bị quản thúc tại gia sau khi chính quyền quân sự tuyên bố thiết quân luật. Mặc dù bà Aung San Suu Kyi bị giam lỏng tại gia, nhưng đảng NLD vẫn thắng cử (82% phiếu) trong cuộc bầu cử ngày 27/5/1990, nhưng chính quyền quân sự không chấp nhận kết quả bầu cử.
Năm 1990, bà Aung San Suu Kyi được trao giải tưởng niệm Thorolf Rafto, nhưng quyết từ chối rời
Ngày 27/3/1999, chồng bà Aung San Suu Kyi qua đời tại
Tháng 8/2009, bà Aung San Suu Kyi bị tuyên phạt 18 tháng quản thúc cho tới tháng 11/2010 mới được trả tự do. Nhưng năm 2011, bà Aung San Suu Kyi vẫn được trao Huy chương Wallenberg và hiện là hội viên danh dự của Câu lạc bộ
Nhiều người nói rằng, việc chính thức sử dụng quốc kỳ và quốc hiệu mới kể từ ngày 21/10/2010 là minh chứng cho việc Cách đây hơn 5 năm (27/3/2007), lần đầu tiên Theo giới tướng lĩnh trong quân đội Myanmar, Pyinmana có vị trí trung tâm hơn Rangoon và Myanmar chính thức công bố việc chuyển thủ đô từ tháng 11/2006. Pyinmana là thành phố có khoảng 100.000 dân, từng là kinh đô của Vương quốc |